Giaothonghanoi - Thời gian qua, hàng chục chiếc xe đưa đón học sinh trường Tiểu học Trần Đăng Ninh, địa điểm tại Mộ Lao, quận Hà Đông, thường xuyên dừng đỗ, gây cản trở giao thông khu vực trước cổng trường.
Nhà thuốc Tâm An - 145 Trần Đăng Ninh
145 Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:00 - 22:00
Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược, được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.
Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.
Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra từ đêm 14 và kết thúc vào ngày 15 tháng Giêng. (Ảnh: VietNamNet)
Sau này trên nền phủ Thiên Trường, nhân dân đã xây dựng khu di tích đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Trần Hưng Đạo cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.
Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt.
Năm 2011, trong đề án "Khôi phục lễ hội đền Trần", các chuyên gia lịch sử, ấn tín cùng các nhà văn hóa dân gian đã xác định, chiếc ấn dùng trong lễ khai ấn đền Trần hiện nay không liên quan gì đến triều chính mà chỉ là chiếc ấn bình thường của phủ đền xưa, làm bằng gỗ. Do vậy, ấn không mang lại lợi lộc trong thăng quan tiến chức như nhiều người lầm tưởng.
Theo PGS.TS Lương Hồng Quang (người trực tiếp thực hiện đề án) cho biết: "Phủ Thiên Trường xưa - nơi các thái thượng hoàng nhà Trần về nghỉ ngơi được coi như một phần của triều chính.
Trong thiết triều nhà Trần có việc đóng ấn, khai ấn, tượng trưng cho kết thúc năm cũ và mở đầu năm làm việc mới. Vì địa điểm được coi là thiết triều nên người ta coi đây là ấn triều chính. Điều này không đúng".
PGS Quang giải thích, theo truyền thống, nhất là đạo giáo thường có những hình thức bùa chú dùng để trấn yểm, phù trợ cho con người khi khoa học chưa phát triển.
Trong đền, phủ luôn có các ấn mang tính chất hộ mệnh và chiếc ấn đền Trần cũng có ý nghĩa như vậy. Chữ "Phúc" trong bốn chữ "Tích phúc vô cương" khắc trên viền bản ấn được các giáo sư Hán học và chuyên gia ấn tín diễn nôm ra là phúc đức dài lâu, nối tiếp, kéo dài chứ không thể hiểu đơn giản là phúc lộc.
Ông cho rằng đang có một cuộc khủng hoảng về giá trị của ấn đền Trần, lá ấn cũng như lễ khai ấn. Xưa kia, khai ấn đền Trần là lễ hội mang tính chất vùng miền của tỉnh Nam Định, nhưng hiện giờ có xu hướng mở rộng với sự tham gia của nhiều người, thậm chí là quan chức.
Lễ hội tạo ra tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, nơi người ta kiếm ra tiền, làm du lịch... Do vậy, người ta gán ghép cho nó các ý nghĩa mới để thu hút người tham dự. Quy luật lan truyền mạnh của văn hóa dân gian cùng với tác động của truyền thông cũng góp phần rất lớn vào câu chuyện này.
"Những điều trên đang diễn tiến rất mạnh trong xã hội hiện nay. Nó làm cho không chỉ lễ khai ấn đền Trần mà còn nhiều lễ hội khác trở thành nơi thờ, nghi thức thờ, thổi cho thần linh giá trị, ý nghĩa mới, khác xa so với mục đích ban đầu", PGS.TS Lương Hồng Quang nói.
Nói về việc vo tiền ném kiệu rước ấn, trèo rào, cướp lộc, vặt hoa, thậm chí trèo cả lên ban thờ của người đi lễ, ông Quang cho rằng bản thân họ không được giáo dục về di sản, về truyền thống nên mới có những hành động trên.
Ngày xưa, ông bà dạy con cháu những khuôn mẫu, thế nào là 3 lạy, 5 lạy và có ý nghĩa gì. Có thể con cháu không hiểu hết nhưng thực hành rất tốt.
Ấn đền Trần không có giá trị phù trợ đường quan lộc. (Ảnh: Internet)
"Trong mấy chục năm qua, chúng ta không giáo dục di sản, rất nhiều khuôn mẫu truyền thống không trao truyền lại. Ngay như tôi gọi là có nghiên cứu nhưng nhiều khuôn mẫu truyền thống cũng không biết.
Xưa, người ta tới đình chùa với lòng thành kính, không mang ý niệm về sự trao đổi. Nhưng giờ thì khác, con cúng thần thánh thế này thì ngài phù hộ cho con đạt được cái kia", PGS.TS Lương Hồng Quang phân tích.
Có thể nói rằng, bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn.
Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.
Video: Đủ ấn để phát cho du khách tại lễ khai ấn đền Trần 2018