5 Giới Của Phật Tử

5 Giới Của Phật Tử

Trong nhiều trường hợp, một người tự xưng là Phật tử chỉ khác người không phải là Phật tử ở chỗ khi nào trong nhà có người chết thì rước một vị Sư áo vàng tới làm lễ tang. Ngoài ra, suốt đời không hề tìm hiểu đạo Phật nghĩa là gì, không hề tìm hiểu coi đạo Phật có điều gì khác với các đạo khác, không hề biết đến giáo lý nhà Phật, không hề biết đến chùa chiền, ngoại trừ mỗi khi có công việc gì cần cầu xin, thí dụ cầu an, cầu tài lộc, cầu cho con thi đậu, cầu buôn may bán đắt.. vân vân, thì đem nải chuối đến chùa năn nỉ với Phật. Hoặc ngày Tết thì mới lên chùa, nhưng không phải là lên chùa với mục tiêu cúng dường Tam Bảo để tự huấn luyện cho bản thân mở được cánh của Bố Thí buông xả trong tâm bằng cách cúng dường vào chùa chút tịnh tài để nhà chùa có phương tiện in ấn kinh sách, duy trì Phật đường, hoằng dương Chánh Pháp, mà là lên chùa chỉ để xin xăm và hái lộc, hai việc đó thì cũng rất vui, tuy nhiên, hái lộc chỉ cần một chồi nhỏ, nhưng có người lại bưng cả một "chậu hoa lộc" về, như thế là phạm vào một trong ba tật độc hại mà Phật tử cần trừ là tật Tham.

Thường xuyên sám hối, niệm Phật hàng ngày

Với những người khẩu Phật tâm xà dù đọc bao nhiêu kinh Phật, đi tứ phương bái Phật cũng phải nhận nghiệp do mình gây ra. Ăn chay, niệm Phật, sám hối không đủ hóa giải được nghiệp chướng mình đã gây ra.

Sở dĩ như vậy vì nghiệp chướng của người này quá nặng đã tích tụ quá nhiều. Do vậy việc công đức niệm Phật dù phần nào đã giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều nhưng mà vẫn chưa thể dứt sạch nghiệp chướng. Cho nên cần phải niệm Phật thường xuyên mỗi ngày, mới mong giảm bớt được nghiệp chướng.

Thiện chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Làm việc thiện là cách tốt nhất để hóa giải nghiệp chướng, tu nhân tích đức chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Cứu người thoát nạn luôn được coi là công đức hàng đầu, được người người khen ngợi, được các bậc Thánh thần tán dương bất kể là ở nền Văn hóa hay Tôn giáo nào trên thế giới. Vì bản chất mọi tôn giáo đều hướng con người ta làm thiện, cao cả.

Một trong những cách cứu người đơn giản, bất kỳ ai đủ điều kiện đều có thể làm được là hiến máu nhân đạo. Hiến máu cứu chính giúp những con người đang chiến đấu với lưỡi hái tử thần hàng giờ và giành giật lại sự sống.

Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh

Nghiệp chướng được sinh ra từ lòng tham, sân, si, đố kỵ từ đó sẽ gây ra những điều không tốt cho bản thân và cộng đồng chính là đang tạo ác nghiệp.

Buông bỏ những buồn phiền của bản thân chính là cũng là cách để giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh an nhiên bao nhiêu thì nghiệp ác càng tiêu tan bấy nhiêu, tâm càng nhiều muộn phiền thì nghiệp ác sẽ ngày càng tích tụ.

Do đó độ lượng, bao dung với người khác chính là bạn đang bao dung với bản thân mình, tha thứ cho người khác chính là đang tha thứ cho bản thân. Có thể nói đây là phương pháp tạo nghiệp lành nhanh nhất, hiệu quả nhất, đơn giản nhất.

Khi nghiệp lành được sinh ra, cùng với đó nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng sẽ tự hóa giải. Bạn nên tâm niệm rằng khoan dung độ lượng sẽ đem lại phúc báo suốt cả đời.

Trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.

Trình độ Tiến sĩ: Học viên có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ là 3 năm đến 5 năm.

Học viên có bằng tốt nghiệp Đại học là 5 năm đến 6 năm (liên thông).

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.

– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đương nhiên được dự thi.

2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học (Học viện Phật giáo);

– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

– Có bằng tốt nghiệp Học viện Phật giáo hệ Cử nhân Phật học (dành cho liên thông).

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn); phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định (dành cho hệ liên thông).

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hoặc ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định (dành cho hệ liên thông).

– Có bằng Thạc sĩ trở lên đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học (khối ngành khoa học xã hội và nhân văn), phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định.

– Có bằng Thạc sĩ trở lên đối với ngành xa với chuyên ngành Phật học (khối ngành thuộc khoa học tự nhiên) phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định.

2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.

Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết):

1. Môn ngoại ngữ:  Hệ Thạc sĩ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B)

Hệ Tiến sĩ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ C)

– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;

c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.

Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.

2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp) với hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ Liên thông. Văn bằng tốt nghiệp Thạc sĩ với hệ Tiến sĩ.

– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN – tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.

4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.

6. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3×4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.

Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.

Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí) và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.

VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP

– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.

– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn

– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.

– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 (trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức).

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 (dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 (dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức).

2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018

3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội).

Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.

Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.

Xem thêm tại: www.hvpgvn.edu.vn

Lời tác giả (GS Nguyễn Vĩnh Thượng): Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.

I.-Ngôn ngữ của Đức Phật Thích-ca và ngôn ngữ của Kinh điển Phật giáo:

I.A.-Ngôn ngữ của Đức Phật Thích ca (Language of Buddha’s words, Pa. Buddhavacana): Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.

I.B.-Ngôn ngữ của Kinh điển Phật giáo (Languages of the Buddhist Sutras): Vào khoảng trên 2.000 năm trước khi Phật giáo được truyền bá đến các nước ở vùng Trung Á (Central Asia) thì Kinh điển Phật giáo đã được dịch ra các ngôn ngữ của địa phương này. Nhu cầu đòi hỏi các kinh điển được chuyển ngữ ra ngôn ngữ của người đang theo một tôn giáo hay đang tìm hiểu về tôn giáo này rất cần thiết để ý nghĩa của Kinh điển được hiểu biết một cách dễ dàng hơn, một cách cặn kẻ hơn, một cách thâm sâu hơn. Thánh Kinh (Bible) của Cơ-đốc giáo đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, theo ước tính Thánh Kinh đã được dịch ra khoảng 500 ngôn ngữ và thổ ngữ và được phân phối tới gần 200 Quốc gia. Kinh điển Phật giáo cũng đã lần lượt được dịch ra các ngôn ngữ chính như Trung Hoa, Tây Tạng, Cao Ly (Đại Hàn), Nhật Bản, Việt Nam và các nước ở Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga sô, Đan Mạch (Denmark).

Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì có 5 loại ngôn ngữ chính mà Phật giáo đã sử dụng từ thời kỳ Phật giáo khởi thuỷ cho đến thời kỳ Phật giáo Phát triển:

1.-Tiếng Magadhi: Ngôn ngữ đầu tiên trong các bài Kinh điển có lẽ là tiếng Magadhi, vì đó là ngôn ngữ mà Đức Phật sử dụng để thuyết Pháp. Các Kinh văn truyền khẩu bằng tiếng Magadhi là những Kinh văn căn bản để Tam tạng Kinh điển Pali và Sanskrit về sau căn cứ vào đó mà dịch lại hoặc phỏng dịch các lời Đức Phật thuyết giảng. Vào thời Đức Phật Thích ca thì Kinh Vệ-đà (Vedas) có khoảng 1.500 trước CN, Thánh kinh của Bà-la-môn giáo, đã được truyền bá bằng tiếng Sanskrit -Vệ-đà (Vedic Sanskrit). Các nhà khảo cổ đã tìm thấy có bản Kinh đã viết vào khoảng 1.500 trước CN. Các Kinh văn Vệ-đà đã sử dụng cả tiếng Sanskrit Vệ-đà và Sanskrit cổ điển (Classical Sanskrit), đây là các ngôn ngữ rất thanh nhã, uyển chuyển linh động và văn hoa. Kinh văn Vệ-đà chỉ để truyền cho đẳng cấp cao và có học trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ chứ không truyền bá cho đẳng cấp thấp hơn. Trong khi đó thì Đức Phật Thích-ca muốn các lời giảng của Ngài được truyền đến tất cả các đẳng cấp trong xã hội một cách bình đẳng, do đó Ngài đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Đó là ngôn ngữ hằng ngày của đại chúng để cho ngay cả đẳng cấp thấp nhất cũng có thể hiểu được các bài thuyết pháp của Ngài, nhờ đó họ có thể quy y Tam Bảo.

2.-Tiếng Pali: Chữ Pali trong tiếng Sanskrit có nghĩa là một dòng, một hàng, một loạt (line, row, series), và phái Theravada (Thượng Tọa Bộ) đã mở rộng ý nghĩa chữ Pali để chỉ một loạt sách, nhiều cuốn sách đã tạo nên Kinh điển Phật giáo.

Pali là ngôn ngữ kết hợp bởi nhiều thổ ngữ mà phần lớn là thổ ngữ Magadhi, ngôn ngữ mà Đức Phật dùng để thuyết Pháp. Theo các nhà khảo cổ thì chữ viết các sắc lệnh của Đại đế Ashoka trên các bia đá lớn và các cột đá lớn thì chữ Pali có một văn pháp tân tiến hơn, như vậy thời kỳ hoàn thành văn học Pali phải có sau thời Đại đế Ashoka. Sanskrit là ngôn ngữ cổ xưa hơn Pali, nên tiếng Pali đã chịu ảnh hưởng từ ngôn từ đến văn pháp của Sanskrit; tuy nhiên văn phạm tiếng Pali thì giản dị hơn văn phạm tiếng Sanskrit. Rất nhiều chữ Pali có từ giống hoặc tương tự với chữ Sanskrit, ví dụ: Tripitaka (Sa.), Tipitaka (Pa.)

3.-Tiếng Prakrit vùng Tây Bắc hay Gandhari-Prakrit: Đại đế Ashoka (khoảng 304 – 232 trước CN) trị vì khoảng 268-232 trước CN thuộc triều đại Maurya, đã cho phái đoàn truyền giáo đến vùng Kasmir và Gandhara tức vùng Tây Bắc Ấn độ, ngày nay là Pakistan. Hầu hết dân chúng ở vùng này đều theo Phật giáo. Do đó tiếng Prakrit là ngôn ngữ của xứ Gandhara, còn gọi là tiếng Gandhari có khi kết hợp lại là Gandhari-Prakrit được dùng để truyền bá giáo lý đạo Phật. Sau này có nhiều bản phiên dịch Kinh Phật ra tiếng Tây Tạng và Trung Hoa có cùng nguồn gốc từ các bản Kinh tiếng Prakrit; ví dụ như Kinh Pháp Cú (Pa. Dhammapada, Sa. Dharmapada).

4.-Tiếng Sanskrit-tạp Phật giáo: Tiếng Sanskrit-tạp Phật giáo (Buddhist Hybrid Sanskrit), còn gọi là Sanskrit hổn hợp hay Sanskrit lai căng, là một loại tiếng kết hợp tiếng Sanskrit với loại tiếng Prakrit. Các nhà ngôn ngữ học Ấn độ đã nhận thấy rằng tiếng Sanskrit tạp Phật giáo đã có trong các Kinh văn Phật giáo xuất hiện vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Trong Kinh văn thì phần tụng viết bằng tiếng Sanskrit tạp Phật giáo, còn phần trường hàng thì viết bằng tiếng Sanskrit. Trường hàng (長 行, Sa. Sutra), (trường= dài, hàng= dòng) là thể văn xuôi; thông thường Đức Phật dùng thể văn xuôi để thuyết Pháp. Ví dụ như: -Kinh Maha-vastu (Hán-Việt dịch là Kinh Đại sự), -Kinh Jataka (Hán Việt dịch là Kinh Bản sanh) nói về tiền thân của Đức Phật, -Kinh Prajnaparamita (Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa), -Kinh Pháp Hoa (Saddharma-pundrika). Việc xuất hiện tiếng Sanskrit-tạp có một trong các lý do là người sử dụng muốn loại bớt dần tiếng Prakrit để chuyên dùng tiếng Sanskrit. Các soạn giả của các quyển kinh đã dùng những Kinh văn khẩu truyền làm căn cứ rồi viết lại thành Kinh văn bằng tiếng Sanskrit-tạp. Trong lúc viết lại, họ vừa dùng tiếng Prakrit trong ký ức với những từ và ngữ pháp của Sanskrit nên mới tạo ra tiếng Sanskrit hổn hợp/ Sanskrit-tạp mà các nhà nghiên cứu Phật học mới gọi là tiếng Sanskrit-tạp của Phật giáo. Sự pha trộn này tuỳ thuộc vào trình độ văn chương của tác giả và mức độ thấu hiểu tiếng Prakrit và Sanskrit của tác giả.

5.-Tiếng Sanskrit Phật giáo: Sau kỳ Hội nghị Kết tập Kinh điển lần thứ IV ở Kasmir, Ấn độ vào thời Đại đế Kaniska (trị vì khoảng 127-150CN dưới triều đại Kushan) thì các Kinh văn Phật giáo dùng tiếng Sanskrit để thay thế lần lần tiếng Prakrit và tiếng Sanskrit-tạp. Tiếng Sanskrit-Phật giáo (Buddhist Sanskrit) được sử dụng trong các cuốn Kinh của tông phái “Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ” (說一切有部, Sa. Sarvāstivādin Sect) và nhiều Kinh văn Đại thừa/ Phật giáo Phát triển khác. Tiếng Sanskrit -Phật giáo này rất gần với tiếng Sanskrit cổ điển (Classical Sanskrit). Giờ đây đại chúng ưa chuộng tiếng Sanskrit và dùng nó như là một phương tiện để truyền bá tư tưởng. Sanskrit không còn là thánh ngữ dành riêng cho đẳng cấp Bà-la-môn nữa.Các nhà sử học Phật giáo cho rằng Tam tạng kinh điển viết bằng tiếng Sanskrit đã được viết sau Tam tạng kinh điển viết bằng tiếng Pali khoảng 200 năm. Ngày nay các Kinh điển Phật giáo dùng tiếng Sanskrit và tiếng Sanskrit-tạp Phật giáo đều được ghi lại bằng chữ viết Devanagari, và để giúp ích cho các độc giả không phải là người Ấn độ đọc được dể dàng các bản kinh này được chuyển dịch ra mẫu tự Latin (Latin alphabet). Ví dụ câu thần chú được chuyển dịch ra mẫu tự Latin:

II.-Bố cục của một bài Kinh Phật: Như đã biết, Đức Phật đã không để lại một chữ viết nào, các Kinh Phật đã được các vị Đại sư kể lại bằng ký ức nên câu đầu tiên các Đại sư đều nói: “Tôi nghe như vầy” (Hán Việt. Như thị ngã văn 如是我聞,Pa. Evam me sutam, Anh. Thus have I heard). Ngài Ananda thường thuật lại các bài giảng của Đức Phật, nên chữ Tôi ở đây có nghĩa là Ngài Ananda.

Mỗi bài kinh thường được bố cục, phân chia như sau: I.-Phần nhập đề: 1.-Dĩ nhiên câu đầu tiên là: “Tôi nghe như vầy”. 2.-Lý do Đức Phật Thích-ca nói bài Pháp thoại/ bài Kinh (Pali. Sutta) này. 3.-Thời điểm Đức Phật Thích-ca giảng bài Pháp này (thường thường thì ngày, tháng, năm không có ghi lại rõ ràng). 4. Vị Cao tăng thuật lại lời Phật giảng Pháp. 5. Các vị lắng nghe Đức Phật thuyết Pháp: Tăng, Ni, Cư sĩ. 6. Chủ đề của bài thuyết Pháp. II.-Phần thân bài: Trình bày nội dung của bài thuyết Pháp của Đức Phật , thường thường theo hình thức Hỏi, Đáp (Pháp thoại). Vì là lối văn cách nay khoảng 2.500 năm nên có nhiều đoạn khó hiểu, nhiều chỗ lặp đi lặp lại. Các Kinh điển cần được quãng diễn theo văn phong hiện đại để hiểu được dễ dàng hơn. III.- Phần kết luận: -Lời khen và xác nhận lời kể lại bài thuyết Pháp của Đức Phật. -Sự thấu hiểu bài thuyết Pháp của người nghe. -Sự vui vẻ, hạnh phúc của các thính giả (Tăng, Ni, Cư sĩ, Phật tử đã được nghe bài thuyết Pháp. (Xem thêm bài “Kinh chuyển Pháp luân” của Đức Phật Thích-ca, bản dịch và chú thích của NVT).

Nhiều nơi trong Kinh sách Phật giáo nói là có tất cả 84.000 bài thuyết Pháp của Đức Phật Thích-ca. Thực ra, con số này chỉ để nói là Đức Phật có rất nhiều bài thuyết Pháp chứ trong thực tế các bài thuyết Pháp không lên đến con số đó. Các nhà nghiên cứu Phật học (Buddhalogist) nhận xét rằng trong số lượng đồ sộ của các bài thuyết Pháp, các Kinh điển thì phần lớn do Đức Phật thuyết giảng, nhưng cũng có rất nhiều bài Kinh văn không phải do chính Đức Phật lịch sử nói ra. Nói cách khác, các bài Kinh đó không phát ra từ cửa miệng của Đức Phật (not from Buddha’s mouth), gọi là Ngụy Kinh. (Quý độc giả có thể đọc thêm bài Ngụy Kinh trong thời kỳ Phật giáo Phát triển của NVT). Ngày nay có nhiều bài viết và nhiều bài thuyết trình mà tác giả thường viết rằng Đức Phật nói như thế này, Đức Phật nói như thế kia, thậm chí còn dẩn chứng lời giả mạo là Đức Phật nói ra ( fake Buddha quotes) với mục đích làm tăng trọng lượng hoặc tính thuyết phục của bài viết của mình. Các nhà Phật học thường đưa ra một tiêu chuẩn là Tam Pháp Ấn ( Three Dharma Seals / 3 Characteristics) hay Tứ Pháp Ấn (Four Dharma seals 4 Characteristics) để có thể xác định bài Kinh đó coi có đúng lời Phật dạy hay không. Nhưng thật ra việc này không phải dễ dàng. Tuy nhiên, tôi xin tóm tắt như sau: theo Phật giáo Nam phương ( Thượng Tọa Bộ) thì có ba Pháp Ấn là : Vô thường, Khổ và Vô ngã; còn Phật giáo Bắc Phương (thường gọi là Đại thừa hay Phật giáo Phát triển) thì có ba Pháp Ấn là: Vô thường, Vô ngã và Niết-bàn tịch tĩnh. Để tổng hợp lại, các nhà Phật học đã đưa ra Tứ Pháp Ấn, đó là 4 dấu ấn để chứng nhận một bản Kinh là giả hay thực:

1. Vô thường: mọi vật đều vô thường ( Sarve samskara anityah, Anh. All composites are impermanent): mọi vật và mọi hiện tượng trong vũ trụ thì biến đổi không ngừng. 2. Khổ: mọi vật đều chịu khổ (Sarve samskara duhkha, Anh.All composites are suffering): mọi vật đều biến đổi không ngừng, hạnh phúc không giữ được lâu bền, đời sống thể xác của con người thì trải qua sinh, lão, bịnh và tử, vì vậy nên có khổ đau. 3. Vô ngã: Tất cả mọi yếu tố đều không có tự tánh (Sarve dharmah anatmanah, Anh. All the elements are without a Self): tất cả mọi vật trong vũ trụ hiện hữu được là do sự liên kết (inter-relationship) cái này với cái kia, vì vậy không có vật gì có được tự tánh của nó (nothing has an ego). 4. Niết-bàn tịch tĩnh (Santam Nirvanam, Nirvana is peace): Niết-bàn là sự tự do tuyệt đối, sự giải thoát khỏi những tham dục, những ảo giác, và đưa đến an bình.

Toronto, 03 December 2016 Nguyễn Vĩnh Thượng Cựu giáo sư triết học (1969 – 1975) tại các trường Trung Học Petrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn An Ninh, Cần Đước (Long An) và trường Sư Phạm Sài gòn.Tài liệu tham khảo chính yếu

-Cao Hữu Đính, Văn Học Sử Phật Giáo, Huế: tác giả xuất bản, 1970. Đây là bài cours mà GS CHĐ đã soạn giảng cho Sinh viên Đại Học Vạn Hạnh Saigon và Phật Học Viện Nha Trang. -Hirakawa Akira, A History of Indian Buddhism: from Sakyamuni to Early Mahayana, translated and edited by Paul Groner, Hawaii: University of Hawaii Press, 1974. -Kogen Mizuno, Buddhist Sutras: Origin, Development, Transmission. Translated by Morio Takanashi & others, adapted by Rebecca M. Davis. Tokyo: Kosei Publishing Co. First English edition, 1982. Sixth printing, 1995. -Narada, Mahathera, The Buddha and his Teachings, Kandy (Sri Lanka): Buddhist Publication Society, First enlarged edition: 1964, Second revised and enlarged edition: 1973. -Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn độ, Saigon: Lê Thanh Thư Xã, 1963. -Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu ngôn ngữ Kinh điển Phật giáo, Sài-gòn: NXB TP.HCM, 2000.