Pháp không chỉ là một quốc gia nổi tiếng về du lịch mà còn là một lựa chọn hoàn hảo cho con đường học tập của sinh viên quốc tế. Pháp cũng là một quốc gia giàu truyền thống về giáo dục, điều này đã được chứng minh bởi bề dày lịch sử cũng như vị thế của những trường đại học hàng đầu tại đây.
Các trường kỹ thuật và dạy nghề
Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tương đương với cấp đại học.
Ngoài những cơ sở giáo dục chính quy, chính phủ còn hợp tác với những đoàn thể tư nhân tổ chức những lớp giáo dục bình dân, giúp xóa nạn mù chữ, nhắm lớp người 16 tuổi trở lên. Giáo trình là những lớp tập đọc, tập viết, toán, sử ký, địa lý, vệ sinh, nhạc lý, và công dân. Lớp học thường là buổi sáng hay buổi chiều, kéo dài hai giờ đồng hồ, nhóm họp ở đình, chùa, nhà thờ... Sách, vở, bút, giấy đều phát miễn phí. Sĩ số toàn quốc lên đến một triệu người vào năm 1960.[107] Trường Bách khoa Bình dân là một thí dụ.
Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm là Pháp (2.059 năm 1959, 1.522 năm 1964) và Hoa Kỳ (102 năm 1959, 399 năm 1964), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.[28][108]
Thời gian đầu, giáo dục tiểu học Việt Nam Cộng hòa tiếp tục sử dụng bộ sách giáo khoa Việt Nam Tiểu học Tùng thư do Nha Học chính Đông Pháp soạn thảo trong giai đoạn 1920-1930. Các trường học còn sử dụng loại sách Tập Đọc Vui được soạn thảo và phát hành song song với sách giáo khoa.[109] Năm 1958, chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[110] Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo. Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam. Hầu hết sách giáo khoa các bậc học Tiểu học, Trung học và Đại học đều theo khuynh hướng phi chính trị hóa, chú trọng chủ yếu đến việc giáo dục con người. Người viết sách giáo khoa không bị một áp lực nào hay phải tuân theo một sự chỉ đạo nào.[109]
Ở bậc Trung học, không có một bộ sách giáo khoa nào do cơ quan giáo dục chính thống biên soạn và phát hành để thầy và trò dạy và học theo. Giáo viên tự chọn sách giáo khoa để dạy cho phù hợp với hoàn cảnh và quan điểm giáo dục của mình miễn sao tôn trọng đúng nội dung chương trình giáo dục do Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo, giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi. Trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại sách giáo khoa do các nhà giáo biên soạn. Sự chọn lọc, đào thải của thị trường sách giáo khoa giúp các giáo chức, học sinh tìm được những sách đứng đắn, có chất lượng để dạy và học. Ở bậc Đại học, với chủ trương một nền đại học tự trị, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dành cho các viện Đại học quyền hạn rộng rãi trong việc sắp xếp chương trình giảng dạy, bố trí một đội ngũ giáo sư đại học phù hợp. Thông thường sách giáo khoa ở bậc học này do chính giáo sư các bộ môn soạn thảo và giảng dạy.[109]
Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[111] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.
Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[112] Sau có thêm các trường cao đẳng sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn[113] Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.[14] Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt[114] và Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn sau được gọi là Trường Sư phạm Sài Gòn[115]. Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp.[116] Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.[117] Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).[118] Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.[82] Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.[119] Giáo viên tiểu học và trung học tại các trường công được vào biên chế nhà nước, được xem là công chức còn giáo sư đại học làm việc tại các Viện đại học công lập theo hợp đồng do qui chế tự trị của bậc đại học.[115]
Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để các giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng đã gửi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức...[114]
Tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên phổ thông phổ biến trên toàn miền Nam Việt Nam ngoại trừ một số thành phố lớn. Thời Đệ nhất Cộng hòa, số trường tư chiếm tỉ lệ áp đảo. Thường mỗi tỉnh có một trường trung học công lập chính nằm ở tỉnh lỵ dạy đến hết bậc Trung học Đệ nhị cấp. Ở mỗi quận trong các tỉnh lớn, có một trường Tiểu học công lập và/hoặc trường Trung học Đệ nhất cấp. Bên cạnh những trường dạy thuần túy chương trình bằng tiếng Việt do chính quyền hay tư nhân quản lý, còn một số trường được thành lập từ thời Pháp thuộc dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp.[77] Thời kỳ 1954-1963, số giáo sư Trung học Đệ nhị cấp rất thiếu. Không phải tỉnh nào cũng có trường công lập Trung học Đệ nhất cấp. Một số học sinh Trung học Đệ nhị cấp ở các tỉnh nhỏ phải đi qua tỉnh lớn để học Trung học Đệ nhất cấp vì thiếu trường lớp. Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm ở các thành phố lớn thường được đưa về các tỉnh để bổ sung cho lực lượng giáo viên tại địa phương. Giáo viên Tiểu học tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm được phân bổ xuống các trường Tiểu học cấp quận huyện trên cả nước. Sang nửa sau thập niên 1960, các trường Tiểu học cấp xã được bồ sung thêm “giáo viên ấp tân sinh”. Các trường tư thục thường xuyên bị thiếu giáo viên được đào tạo chính quy. Thời đó quy định giáo viên bậc Tiểu học phải có ít nhất bằng Tiểu học, dạy bậc Trung học Đệ nhất cấp phải có tối thiểu bằng Trung học Đệ nhất cấp, dạy bậc Trung học Đệ nhị cấp phải có bằng Tú Tài II trở lên. Có trường tư thục vì thiếu giáo viên đã tuyển người có khả năng giảng dạy nhưng không có điều kiện về bằng cấp theo quy định, đến cuối niên khóa, khi làm sổ Học bạ cho học sinh, phải thay tên người dạy thực sự bằng tên người khác có đủ điều kiện về văn bằng. Ở bậc Trung học Đệ nhị cấp, các trường tư thục còn sử dụng cả sinh viên đang học mấy năm cuối cùng bậc Đại học, nhất là sinh viên Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học.[115]