Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ
Điểm chuẩn theo phương thức Điểm ĐG Tư duy ĐHBKHN 2024
Thí sinh nên xem xét điểm chuẩn của Trường ĐH Mở Hà Nội trong các năm 2023 và 2022 để hiểu rõ hơn về mức độ cạnh tranh và khả năng trúng tuyển vào trường mình mong muốn. Điều này sẽ giúp thí sinh lập kế hoạch đăng ký nguyện vọng hợp lý. Từ đó nâng cao cơ hội được nhận vào trường trong năm 2024.
Trên đây là toàn bộ điểm chuẩn của Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2024. Đừng quên truy cập APA Academy để cập nhập nhanh điểm chuẩn các trường đại học nhé!
Website: http://tienganhdhm.com
Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại đây
Nhiệm vụ của Ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Mở Hà Nội là đào tạo nên những cử nhân tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất chính trị, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ để có thể làm việc một cách hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội có khả năng:
– Ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc biên – phiên dịch cũng như giảng dạy tiếng Anh.
– Biên phiên dịch Anh-Việt, Việt Anh trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…
– Am hiểu lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam, có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội của các nước nói tiếng Anh.
– Có khả năng tiếp cận kiến thức, thông tin đương đại thông qua tiếng Anh để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
– Có khả năng tự học và học tập liên tục.
Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội phải có năng lực thực hành tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) đạt bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương đương cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu.
Sau khi ra trường, Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Mở Hà Nội có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, kinh tế, thương mại, du lịch, các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các công ty, v.v. Đặc biệt còn có thể tham gia giảng dạy tiếng Anh tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Mở Hà Nội, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ có nhiều cơ hội được theo học các ngành học khác tại Trường Đại học Mở Hà Nội như ngành Ngôn ngữ Trung quốc, các ngành thuộc khối Kinh tế, Luật, Du lịch… theo hình thức Song bằng. Cử nhân tiếng Anh tốt nghiệp Trường Đại học Mở Hà Nội cũng có nhiều thuận lợi để theo học các chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Anh – Trường Đại học Mở Hà Nội.
Trụ cột của Khoa tiếng Anh là các tổ bộ môn, bao gồm tổ bộ môn Thực hành tiếng, tổ bộ môn Lý thuyết tiếng và Văn hóa-văn học và tổ bộ môn Nghiệp vụ. Tổ bộ môn Thực hành tiếng chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học thuộc các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; Tổ bộ môn Lý thuyết tiếng và Văn hóa-văn học chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức ngôn ngữ Anh, bao gồm Ngữ âm thực hành, Ngữ âm lý thuyết (Ngữ âm và âm vị học), Ngữ pháp thực hành, Ngữ pháp lý thuyết, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, và các môn học giới thiệu về văn hoá của các nước nói tiếng Anh, các trào lưu văn học Anh – Mỹ; Tổ bộ môn Nghiệp vụ chịu trách nhiệm giảng dạy các môn Thực hành dịch, Lý thuyết dịch cùng các môn học bổ trợ như Phân tích diễn ngôn, và các môn học thuộc nghiệp vụ sư phạm như Phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Một lớp học với giảng viên nước ngoài
Bên cạnh các hoạt động đào tạo, các hoạt động phục vụ đào tạo cùng được chú trọng, nổi bật là các Hoạt động nghiên cứu khoa học và các Hoạt động sinh viên. Về hoạt động nghiên cứu khoa học, Khoa luôn tích cực tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học như đăng ký, thực hiện các đề tài khoa học cấp Trường, cấp Bộ, cộng tác với một số tờ báo, tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, Khoa còn tổ chức nhiều hội thảo chuyên ngành với sự tham gia của nhiều báo cáo viên đến từ các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Hàng năm, cán bộ giảng viên trong Khoa đều tham gia biên soạn và nâng cấp giáo trình cho phù hợp với yêu cầu mới. Về hoạt động sinh viên, sinh viên theo học tại Khoa luôn được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng của cá nhân. Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học như tham gia Hội nghị khoa học sinh viên, sinh viên còn được tham gia nhiều hoạt động Văn-Thể-Mỹ.
Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Liên chi đoàn Khoa Tiếng Anh tổ chức
Khoa luôn coi trọng việc duy trì và phát triển các câu lạc bộ sinh viên như Câu lạc bộ Aloha (Câu lạc bộ luyện nói tiếng Anh), câu lạc bộ Văn nghệ, câu lạc bộ Thể thao. Khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho sinh viên như các cuộc thi sinh viên thanh lịch, các cuộc thi hùng biện, Olympic tiếng Anh, Olympic tin học. Ngoài ra, Khoa cũng quan tâm đến hoạt động hợp tác quốc tế. Khoa đã thiết lập quan hệ liên kết và hợp tác đào tạo với nhiều trường trường đại học trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với các trường đại học Mở trong khu vực.