Luật Hoa Kỳ

Luật Hoa Kỳ

GS.TS. PAMELA KATZ – Học giả chương trình Fulbright tại Việt Nam, 2012-2013

Chuyện gì xảy ra nếu ai đó phạm luật?

Người phạm luật có thể phải đối mặt với các hình phạt tùy thuộc vào loại hình tội phạm, chẳng hạn:

Nhận tư vấn pháp lý có thể giúp bạn hiểu về quyền lợi và lựa chọn của mình. Tìm kiếmtrợ giúp pháp lý miễn phí hoặc chi phí thấp gần bạn.

Thông tin trên trang này đến từ USA.gov, the ACLU, FindLaw, và các nguồn đáng tin cậy khác. Chúng tôi mong muốn cung cấp thông tin dễ hiểu được cập nhật thường xuyên. Thông tin này không phải là tư vấn pháp lý.

Bạn muốn tìm kiếm thông tin cụ thể?

Wendy N. Duong: Tốt nghiệp với “Lời khen ngợi đặc biệt”

Vị nữ quan tòa người Mỹ gốc Việt đầu tiên ở Hoa Kỳ sẽ đọc diễn văn chính tại Hiệp hội Luật gia người Mỹ gốc Việt của thành phố Washington (The Vietnamese American Bar Association of Washington, VABAW), tiểu bang Seattle, Hoa Kỳ vào ngày 1/11/2006 trong đêm dạ tiệc của Câu lạc bộ các phụ nữ tốt nghiệp Đại học ở Seattle.

Wendy N. Duong, nay là giáo sư của tập đoàn Luật gia tại Đại học Denver, tiểu bang Colorado, người đã từng là phụ tá thẩm phán trong Hội đồng thành phố và cũng là quan tòa tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Những nhà tổ chức đêm dạ tiệc nói rằng cuộc đời của cô Duong đã phản ánh chủ đề của buổi nói chuyện là “Đề cao Luật pháp”. Cô đã đến Hoa Kỳ và tốt nghiệp với “Lời khen ngợi đặc biệt” (summa cum laude) của Đại học Nam Illinois.

Năm 24 tuổi, cô trở thành người phụ nữ gốc châu Á đầu tiên được cơ quan Houston Independent School District đề bạt vào vị trí điều hành. Sau đó cô đã nhận được bằng luật của Đại học Luật khoa Houston và bằng cử nhân luật của Đại học Luật Haward. Cô Duong đã có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành luật.

Trong đêm dạ tiệc, Hiệp hội Luật gia người Mỹ gốc Việt ở thành phố Washington (VABAW) cũng sẽ trao tặng Huy chương đầu tiên về công tác phục vụ cộng đồng cho Thao Tran, một luật sư người Mỹ gốc Việt, đặc biệt trong lĩnh vực các doanh nghiệp nhỏ.

Tran hiện làm việc cho Quỹ Phát triển cộng đồng vùng Rainier Valley cũng đồng thời là sáng lập viên của Hiệp hội phát triển Kinh tế của người Mỹ gốc Việt.

Ted Tran: Trưởng thành từ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi

Ted Tran, người đại diện cấp quận của dân biểu Hoa Kỳ Leonard Boswell, đã từng được Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi cưu mang từ lúc mới 9 tuổi khi từ Việt Nam di dân sang đến Hoa Kỳ cùng với hai anh em ruột vào năm 1981.

Năm nay, Tran 33 tuổi, đã là một công dân Hoa Kỳ từ năm 1992. Ông Ted Tran nói: “Đó cũng giống như một ngày mới, một chương mới của đời tôi”.

Tốt nghiệp tại Đại học Pella vào năm 1994 khoa chính trị học và trong thời gian theo học, anh đã thực tập nội trú tại văn phòng dân biểu Hoa Kỳ Lucien Blacwell, một đảng viên Đảng Dân chủ ở tiểu bang Pennsylviania.

Tran nói rằng việc thực tập nội trú đã giúp cho anh trở thành một thành viên của ban tham mưu của dân biểu Boswell. Anh đã tham dự, đọc diễn văn trong các dịp quan trọng như các buổi lễ nhập quốc tịch hay các vấn đề về di dân khi dân biểu Boswell bận việc. Anh đã gặp gỡ chính quyền địa phương và các cử tri bầu dân biểu quốc hội.

Ted Tran cũng phụ trách giải quyết từng vụ việc, thương lượng các vấn đề của cựu chiến binh, các vấn đề về quân sự, về di dân và các vấn đề khác. Ted Tran cũng tham dự các chương trình thiện nguyện như là một thành viên của Liên Minh ngườI châu Á của thành phố Iowa, Phó Chủ tịch của Hiệp hội người Việt Nam tại Iowa.

Là thành viên của các tổ chức nói trên, Ted Tran đã giảng dạy cho cộng đồng người châu Á và bất cứ ai muốn tìm hiểu về về việc đăng ký bầu cử, đại hội đảng bộ của thành phố Iowa, việc bầu cử cũng như các thủ tục chính trị khác.

Công việc hàng ngày của các tòa án trên toàn nước Mỹ là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến số phận của hàng ngàn người. Một số quyết định chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp đến một hành vi pháp lý nào đó, nhưng nhiều quyết định đưa ra các phán quyết về quyền, lợi ích và nguyên tắc pháp lý tác động đến hầu như tất cả người dân Mỹ. Do đó, mỗi một phán quyết chắc chắn sẽ được nhiều người Mỹ chào đón, trong khi lại bị nhiều người khác phản đối; đôi khi số người phản đối còn nhiều hơn số người ủng hộ. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhậ n tính pháp lý của các quyết định này, cũng như phải thừa nhận vai trò của tòa án là người giải thích luật pháp cuối cùng. Người Mỹ không còn tranh cãi về vấn đề pháp chế và đã tin tưởng vào hệ thống luật pháp Hoa Kỳ.

Chúng ta sẽ dần dần xem xét hệ thống đó. Phần lớn nội dung sẽ tập trung giải thích xem các tòa án Hoa Kỳ được tổ chức và hoạt động như thế nào. Tòa án là trung tâm của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống này không chỉ có tòa án. Ngày qua ngày, trên toàn nước Mỹ, các tòa án liên bang, bang và địa phương vẫn không ngừng diễn giải luật pháp, giả i quyết tranh chấ p theo luậ t pháp, và thậm chí đôi lúc còn huỷ bỏ luật nếu như luật vi phạm những quyền hiến định. Trong lúc đó, cũng có hàng triệu người Mỹ vẫn giao dịch hàng ngày mà không phải đụng tới tòa án. Nhưng họ cũng dựa vào hệ thống pháp lý. Một đôi vợ chồng trẻ mua nhà, hai thương nhân ký kết hợp đồng, bố mẹ viết di chúc thừa kế cho con cái - tất cả đều phải chắc chắn, có thể lường trước, và cần có các quy tắc hiệu lực chung trên cơ sở pháp chế và đều được hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bảo đảm. Phần giới thiệu này sẽ giúp người đọc làm quen với cấu trúc cơ bản và những từ ngữ chuyên ngành của luật pháp Hoa Kỳ. Các chương sau sẽ đi vào chi tiết, và giúp hiểu thêm quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia phát triển, và những thực tiễn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp.

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG: Tổng quan

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.

Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ mộ t cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.

Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.

Trong giai đoạn 17811788, đã có một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang. Một Quốc hội tòa n quố c tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án củ a các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyề n pháp lý liên bang, trừ quy định về tòa án hàng hải.

Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:

Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.

Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.

Khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia thà nh các ngành. Như James đã giải thích trên tờ Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.