Năm 2023 đánh dấu một dấu mốc đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp khi hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2013 - 2023). Trên chặng đường 50 năm qua, vượt qua mọi biến động lịch sử, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác chính trị - ngoại giao tin cậy, chiến lược Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 4/1973. Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Pháp, luôn coi Pháp là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại và không ngừng làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy và đối tác chiến lược giữa hai nước. Pháp cũng luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là trong các chiến lược, chính sách mà Pháp triển khai tại khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2013, hai nước ký kết Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp. Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bởi các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau, như: Chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 3/2018), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 4/2019); Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 11/2021); chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe (tháng 11/2018), Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher (tháng 12/2022)... đã khẳng định quan hệ chính trị khăng khít giữa Việt Nam và Pháp. Hai nước duy trì nhiều cơ chế trao đổi thường xuyên về chính trị, kinh tế, quốc phòng ở các cấp, nổi bật như: Đối thoại Chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Pháp; Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp đồng chủ trì (phiên họp thứ 7 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 1/2022); Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Quốc phòng (phiên họp lần thứ nhất tổ chức tại Paris vào tháng 7/2019).
Được và mất từ hệ sinh thái ngân hàng
Hệ sinh thái ngân hàng - doanh nghiệp là câu chuyện cũ, nhưng luôn là vấn đề mới trong hoạt động kinh doanh. Việc sở hữu một hệ giá trị "không dễ gì có" như một tấm đệm củng cố cho sức mạnh của một đơn vị nằm trong chuỗi.
Giữa các mắt xích trong hệ sinh thái với nhau là mối quan hệ "tương hỗ". Ngân hàng đóng vai trò như một cổng tài chính đáp ứng nhu cầu vốn và thanh khoản của doanh nghiệp. Ngược lại ngân hàng cũng có lợi không nhỏ từ việc quản lý dòng tiền và lãi vay từ các doanh nghiệp. Không những thế, hệ sinh thái mang đến một nguồn lực dùng chung như nguồn vốn, khách hàng và quản trị mà đối tác này có thể tận dụng hoặc chia sẻ cho nhau.
Để mối quan hệ này được chặt chẽ, những tổ chức này thường nắm giữ cổ phần của nhau để tăng sự ràng buộc. Tuy nhiên vẫn không vượt quá các tỷ lệ được NHNN quy định.
Có thể kể đến một số hệ sinh thái như: HDBank - VietJet hay SHB - Tập đoàn T&T hay Techcombank - Vingroup - Vietnam Airline - Masan.
Hệ sinh thái dạng này cũng được xem như một con dao hai lưỡi. Bên cạnh những lợi ích trông thấy được, việc tập trung khai thác vào hệ sinh thái tạo nên sự lệ thuộc vào một nhóm đối tượng cũng như tạo hiệu ứng domino khi có biến động xảy ra. Ví dụ như chất lượng nhà ở của Vingroup sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến khoản vay mua nhà tại Techcombank.
Bên cạnh đó, mặt trái nhập nhằng và khó bóc tách giữa hệ sinh thái và sở hữu chéo có thể mang lại những hệ luỵ nếu như việc cho vay và sử dụng nguồn vốn vay được nới lỏng nhờ vào mối quan hệ.
Hơn 85% khoản vay mua nhà của Techcombank là từ dự án của Vingroup
Tính đến cuối năm 2017, gần 11% khoản vay dài hạn của Vingroup đến từ Techcombank. Nếu không xét đến khoản vay hợp vốn thì Techcombank là “chủ nợ” lớn thứ hai của Vingroup sau Vietcombank. Techcombank cũng là trái chủ của Tập đoàn khi nắm giữ gần 300 tỷ đồng trái phiếu Vingroup phát hành ra.
Theo HSC, Vingroup đóng góp 8% vào tổng tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank. Ngoài ra, hơn 85% khoản vay mua nhà của Techcombank đến từ những dự án của Vingroup với hơn 11.000 khách hàng.
Năm 2017, Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) là đơn vị chính tư vấn phát hành trái phiếu cho Tập đoàn Vingroup. Nhờ đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đến từ hệ sinh thái Vingroup (chủ yếu là phí phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp) chiếm tới 24% tổng lãi thuần hoạt động dịch vụ của ngân hàng.
Mối quan hệ qua lại "khăng khít" với VietnamAirlines
Vietnam Airlines - cổ đông sáng lập Techcombank cũng là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của Techcombank. Tập đoàn hiện đã thoái vốn khỏi ngân hàng do áp lực cắt giảm đầu tư ngoài ngành.
Cuối 2014, Techcombank "đổi vai" trở thành nhà đầu tư tổ chức lớn nhất tại Vietnam Airlines và cũng rút lui sau gần 2 năm sau khi hai bên bắt tay thoả thuận hợp tác toàn diện. Năm 2016, Techcombank và Vietnam Airlines chung tay góp vốn thành lập nên "hãng bay ngược chiều dư luận" - SkyViet.
Theo HSC, tính đến hết 2017, mối quan hệ này đem đến cho Techcombank khoảng 37.000 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đồng thương hiệu, chiếm 13% số lượng khách hàng trung - cao cấp. Nhóm khách hàng này có mức sử dụng thẻ cao hơn nhiều so với những khách hàng sử dụng các loại thẻ khác của Techcombank.
Tổng dư nợ vay mua nhà của nhóm khách hàng này tại Techcombank cũng là một con số không nhỏ với 6.500 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ cho vay mua nhà của ngân hàng. Toàn bộ chuỗi giá trị đóng góp 8% vào tổng tiền gửi không kỳ hạn và 7% tổng lãi thuần hoạt động dịch vụ.
Ngoài Vingroup và Vietnam Airlines, không thể không nói đến mối quan hệ giữa Techcombank và Tập đoàn Masan. Mối quan hệ này chỉ bắt đầu rõ nét từ sau khi ông Hồ Hùng Anh lên nắm quyền Techcombank vào năm 2008. Năm sau đó, Techcombank đón nhận cổ đông lớn nắm 20% cổ phần là CTCP Tập đoàn Masan.
Tính đến cuối năm 2017, nhóm cổ đông liên quan đến Masan sở hữu 16,4% vốn của Techcombank. Hai "sếp lớn" trong HĐQT Teccombank là Chủ tịch Hồ Hùng Anh và Phó Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang từng lần lượt là Phó Chủ tịch và Chủ tịch HĐQT Masan. (Ông Hồ Hùng Anh mới thôi nhiệm Phó Chủ tịch Masan gần đây).
Năm 2017, Masan đã thu về 2.037 tỷ đồng phần lãi được chia từ Techcombank, chiếm gần 1/2 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Masan cũng nhận khoản vay 1.194 tỷ đồng từ Techcombank và có 3.000 tỷ đồng trái phiếu được TCBS tư vấn niêm yết và bán theo thoả thuận.
Hệ sinh thái Techcombank - Vingroup - Vietnam Airlines
Hệ sinh thái này là một trong những trường hợp điển hình về xây dựng hệ sinh thái được chú ý gần đây khi Techcombank niêm yết trên HOSE.
Khách hàng vay mua nhà là phân khúc chiến lược của Techcombank được chủ yếu được khai thác từ quần thể Vingroup - Vietnam Airlines. Theo đuổi mô hình phục vụ ''trọn gói" từ nhà cung cấp, nhà phân phối bất động sản cho đến khách hàng mua nhà, tỷ trọng cho vay xây dựng và kinh doanh bất động sản của Techcombank chiếm hơn 16,4% dư nợ, gần như cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Tỷ trọng này ở BIDV là hơn 15%, VPBank (13%), MBBank (13%), VietinBank (10,7%), Vietcombank (6%), ACB (6%)...
Chuỗi giá trị khép kín này khiến cho Techcombank có sự phụ thuộc và chịu tác động lớn từ chính các dự án Vingroup và thị trường bất động sản. Ngoài ra, quần thể này cũng đóng góp khoảng 15% tổng tiền gửi không kỳ hạn và hơn 30% lãi thu từ hoạt động dịch vụ cho ngân hàng.