Nhóm Máu A Rh+ Có Hiếm Không

Nhóm Máu A Rh+ Có Hiếm Không

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.

Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?

Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.

Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.

Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).

Tất cả nhóm máu ở người đều có cấu tạo chung là chứa hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương,… Tuy nhiên, đặc điểm các nhóm máu lại không giống nhau. Vậy, tất cả có bao nhiêu nhóm máu ở người và các nhóm máu khác nhau thế nào?

Nắm được có bao nhiêu nhóm máu, đặc điểm của các nhóm máu là gì, bản thân thuộc nhóm máu nào,… giúp bạn có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ trong trường hợp cần truyền máu khẩn cấp.

Nhóm máu là một hệ thống phân loại các dạng máu khác nhau dựa trên các tính chất của máu. Mỗi nhóm máu được quy định bởi các glycoprotein gọi là kháng nguyên nằm trên bề mặt tế bào hồng cầu. Kháng nguyên là những chất có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch nếu chúng xa lạ với cơ thể.

Nhóm máu được xác định bởi sự hiện diện hay vắng mặt của một số kháng nguyên nhất định. Điều này giải thích lý do vì sao bạn có thể có nhóm máu khác hoặc giống với người khác.

Tại sao cần biết nhóm máu của mình?

Việc biết được tất cả các nhóm máu và xác định được nhóm máu của bản thân là vô cùng quan trọng. Mỗi người đều nên biết được mình thuộc nhóm máu nào.

Khi bạn đang ở trong tình huống cần được truyền máu như bị mất nhiều máu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, mất máu trong cuộc phẫu thuật, mắc bệnh thiếu máu,… hay các tình huống cần được ghép tạng, bác sĩ cần biết bạn thuộc nhóm máu nào. Như vậy bác sĩ sẽ sử dụng máu tương thích trong ngân hàng máu dự trữ để thực hiện truyền máu hoặc lựa chọn người hiến tạng phù hợp.

Nếu truyền máu không tương thích về nhóm máu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ có những phản ứng để cố gắng loại bỏ lượng máu vừa truyền, gây nên các tác dụng phụ của truyền máu như phản ứng sốt, phản ứng lạnh run, phản ứng tan máu cấp tính (AHTR), bệnh ghép chống chủ (GVHD),… hay thậm chí tử vong.

Phụ nữ mang thai đặc biệt cần biết xem nhóm máu của mình và thai nhi có giống nhau hay không. Một số trường hợp người mẹ có RhD dương tính nhưng thai nhi có RhD âm tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh nên cần can thiệp điều trị từ sớm để giúp trẻ duy trì sức khỏe tốt nhất.

Hiến máu là gì? Ý nghĩa hoạt động hiến máu

Hiến máu là một hoạt động mang tính chất tình nguyện, là một nghĩa cử cao đẹp mang đậm giá trị nhân văn. Hoạt động này được tổ chức thường xuyên nhằm mục đích bổ sung nguồn máu dự trữ cho các ngân hàng máu ở các bệnh viện. Nguồn máu này sẽ được dùng cho các bệnh nhân cần cấp cứu, phẫu thuật.

Lượng máu thiếu hụt sau khi cho sẽ ngay lập tức được cơ thể sản sinh bù đắp. Cơ thể người có thể thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, hồng cầu mất đi sẽ được tái tạo đủ trong 4 - 8 tuần sau đó nên việc hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến.

Hiến máu không chỉ là để làm “giàu có” cho ngân hàng máu mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe người. Hiến máu định kỳ giúp loại bỏ bớt lượng sắt dư thừa trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Quá trình tái tạo, bổ sung nguồn máu mới giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Hoạt động này cũng là cách để chúng ta kiểm tra sức khỏe của mình thường xuyên.

Muốn biết xăm có được hiến máu không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu yêu cầu khi hiến máu. Người muốn tham gia hiến máu cần đảm bảo các điều kiện hiến máu gồm:

Quay trở lại với câu hỏi xăm có được hiến máu không, câu trả lời là có nếu thời gian xăm đã qua 6 tháng và câu trả lời là không nếu thời gian xăm chưa đủ 6 tháng. Theo Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT về việc trì hoãn hiến máu có quy định: Người xăm trổ trên da phải trì hoãn hiến máu trong 6 tháng kể từ thời điểm xăm hình. Lý do là:

Những người xăm trổ thường dễ có nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu. Xăm trổ là phương pháp dùng các đầu kim nhỏ phun màu mực lên bề mặt da theo những hình mẫu nhất định. Trong nhiều trường hợp, đầu kim này được dùng đi dùng lại cho nhiều người, các dụng cụ xăm hình không được vệ sinh đảm bảo, mực xăm không an toàn… có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu. Phổ biến nhất là viêm gan B, C hay HIV.

Điều đáng nói là không phải bệnh nào cũng được phát hiện khi mới lây nhiễm. Ví dụ, trong vòng 3 tháng đầu sau khi lây nhiễm, trong máu của người hiến máu có thể đã tồn tại virus HIV nhưng không thể phát hiện qua xét nghiệm. Hiến máu trước 6 tháng không đảm bảo an toàn và chất lượng máu. Xăm hình có hiến máu được không phụ thuộc vào thời gian thực hiện.

Ngoài ra, trong quá trình xăm trổ và lành thương, người có hình xăm thường sử dụng các loại thuốc tê, thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm… Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm phù nề, giúp hình xăm “ăn mực”. Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian dài làm ảnh hưởng đến chất lượng máu.

Đối tượng nào cần trì hoãn hiến máu?

Ngoài trường hợp xăm mình, Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT về việc trì hoãn hiến máu còn quy định:

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ khi:

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 6 tháng kể từ khi:

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 4 tuần kể từ khi:

Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 7 ngày kể từ khi:

Cách phân loại các nhóm máu con người

Có bao nhiêu nhóm máu chính ở người? Đó chính là 8 nhóm máu, dựa trên sự kết hợp giữa 2 hệ nhóm máu ABO và Rh. Cụ thể:

Trong số 45 hệ nhóm máu được ghi nhận, ABO vẫn là hệ thống quan trọng nhất trong truyền máu và ghép tạng vì hầu hết mọi người trên 6 tháng tuổi đều có kháng thể kháng A và/hoặc kháng B có ý nghĩa lâm sàng trong huyết thanh. Nhóm máu A chứa kháng thể chống lại nhóm máu B trong huyết thanh và ngược lại, trong khi nhóm máu O không chứa kháng nguyên A và kháng nguyên B nhưng có cả kháng thể kháng A và kháng B trong huyết thanh.

Có bao nhiêu nhóm máu được chia theo hệ ABO? Theo đó, 4 nhóm máu khác nhau trong hệ thống ABO là A, B, AB và O.

Nhóm máu A là nhóm máu có kháng nguyên A trên hồng cầu. Đặc điểm nhóm máu A chính là huyết tương chứa kháng thể kháng B. Một số thống kê cho thấy, những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người có nhóm máu khác.

Người có nhóm máu A cũng có nguy cơ bị đau tim và mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn.

Nhóm máu B được xác định bởi hồng cầu có chứa kháng nguyên B và huyết tương có chứa kháng thể kháng A. Cũng như nhóm máu A, người có nhóm máu B được cho là dễ mắc các bệnh tim mạch hơn. Các thống kê còn chỉ ra rằng, người có nhóm máu B dễ gặp các vấn đề về thần kinh não bộ như sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, đột quỵ,…

Nhóm máu AB đặc trưng bởi sự xuất hiện của cả kháng nguyên A và B. Tuy nhiên, trong huyết tương của nhóm máu AB không có cả kháng thể kháng A và kháng thể B. Nhóm máu AB tương đối hiếm hơn so với nhóm máu A và nhóm máu B.

Nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, tuy nhiên trong huyết tương nhóm O lại có sự đồng hiện diện của kháng thể kháng A và kháng B. Nhóm máu O là một nhóm máu phổ biến và có thể được sử dụng để truyền cho các nhóm máu khác. Chẳng hạn như trong tình huống khẩn cấp cần truyền máu, máu của người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu A hoặc B.

Yếu tố Rh là một protein di truyền được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Tính theo hệ nhóm máu Rh thì có bao nhiêu nhóm máu? Hệ nhóm máu Rh được chia làm 2 nhóm nhỏ là Rh(+) và Rh(-):

Nếu máu của bạn có kháng nguyên D thì bạn có nhóm máu Rh(+). Nhóm máu Rh(+) phổ biến hơn nhiều so với Rh(-). Người có máu Rh(-) có thể được truyền cả Rh(+) và Rh(-).

Ví dụ như người có nhóm máu A(-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu A(+) hoặc A(-).

Nếu máu của bạn không có kháng nguyên D thì bạn có nhóm máu Rh(-). Rh(-) hiếm hơn Rh(+) nhưng không phải là một căn bệnh và nó thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, không nên quá lo lắng nếu bạn có nhóm máu Rh(-).

Một vấn đề cần lưu ý chính là Rh(-) chỉ có thể truyền cho nhóm máu Rh(-) tương ứng, không thể truyền cho nhóm máu Rh(+).

2 hệ nhóm máu ABO và Rh khi kết hợp cho ra 8 nhóm máu nhỏ, bao gồm: A(+), A(-), B(+), B(-), AB(+), AB(-), O(+) và O(-).

Sự tương thích giữa các nhóm máu cụ thể như sau:

Nếu máu của bạn có các kháng nguyên hiếm hoặc thiếu các kháng nguyên thông thường, bạn có thể có một phân nhóm hiếm.

Con người có mấy nhóm máu hiếm? Hiện nay, có 3 nhóm máu được đánh giá là nhóm máu hiếm nhất trong số tất cả các nhóm máu hiện có.

Xét nghiệm định nhóm máu là một phương pháp xét nghiệm được dùng để xác định kháng nguyên trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Đặc điểm nhóm máu sẽ được phân loại dựa trên loại kháng nguyên đặc hiệu. Do đó, xét nghiệm này có thể giúp nhanh chóng biết được một người thuộc nhóm máu nào.

Trước khi xét nghiệm nhóm máu, không cần nhịn ăn nhưng cần đảm bảo uống nhiều nước cũng như không sử dụng rượu, bia, chất kích thích,… để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xét nghiệm.

Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi tìm hiểu xem có bao nhiêu nhóm máu chính là liệu mình thuộc nhóm máu nào. Ngoài việc đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, bạn cũng có thể sử dụng bộ kit test để kiểm tra nhóm máu tại nhà.

Trong bộ kit sẽ có đầy đủ các dụng cụ cần thiết như kim lấy máu, dung dịch pha mẫu và khay thử. Dung dịch pha mẫu khi tiếp xúc với máu sẽ làm ngưng kết hồng cầu và bắt giữ các kháng nguyên tương ứng để bạn biết được nhóm máu của mình. Kết quả sẽ được hiển thị trực tiếp trên khay thử:

Một số bộ kit test cũng giúp bạn xác định được máu thuộc nhóm  Rh(+) hay Rh(-). Do có rất nhiều dòng kit thử máu tại nhà nên cần lựa chọn những bộ kit uy tín để kết quả được chính xác hơn.