87/19 Trần Đình Xu, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.01, TP.HCM
Sơ lược nền mỹ thuật Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Từ rất sớm nền mỹ thuật truyền thống đã xuất hiện tại Việt Nam, nhất là các làng nghề xem các tác phẩm như là thứ để mưu sinh thời bấy giờ. Tranh truyền thống chủ yếu là tranh dân gian, hiện này còn được lưu giữ tại bảo tàng, trong một số làng nghề hoặc một số gia đình có truyền thống làm tranh thời xưa. Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, cũng có thời kì hoàng kim, tuy nhiên so với ngày nay thì không được phát triển như trước nữa. Về cơ bản, tranh dân gian sở hữu những nét đặc trưng riêng là thiên về tính trang trí, chú trọng vào tính cách điệu của bức tranh, nhưng đơn giản và không lệ thực. Cũng nhờ sự phát triển của nền mỹ thuật truyền thống mà công việc in tiền tệ ra đời từ cuối đời nhà Trần, thúc đẩy phát triển kinh tế giao thương đất nước. Các dòng tranh dân gian được lưu giữ và nổi tiếng đến ngày nay: dòng tranh Đông Hồ, dòng tranh làng Hoàng Kim, dòng tranh Hàng Trống, tranh làng Sình. Các tác phẩm chủ yếu dùng để trưng Tết và thờ cúng, 2 loại tranh chính này chủ yếu ra đời theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Mỹ thuật hiện đại thay đổi như thế nào so với mỹ thuật truyền thống Việt Nam?
Bên cạnh nền mỹ thuật truyền thống, nền mỹ thuật hiện đại cũng du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Việt Nam được xem là đất nước đầu tiên tại khu vực Châu Á gia nhập vào dòng chảy của mỹ thuật hiện đại của phương Tây từ nội dung đến hình thức với sự ra đời của Trường Mỹ Thuật Đông Dương đầu năm 1930 do giáo sư người Pháp giảng dạy. Bản chất thẩm mỹ của Việt Nam được thế hệ các tác giả sử dụng kỹ thuật và màu sắc phong cách phương Tây miêu tả nên. Kể từ đó, nền mỹ thuật Việt Nam không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỉ XX, về cơ bản hội họa Việt Nam vẫn đang còn phụ thuộc vào những mô típ về sự tượng trưng, tôn giáo và cổ điển. Dần dần theo dòng chảy thời gian và sáng tạo không ngừng nghỉ đến thế kỷ XXI, nền mỹ thuật thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển theo những mô típ hiện đại, làm nổi bật tính sáng tạo trừu tượng của chính họa sĩ trong tác phẩm.
Mỹ thuật xưa không được ứng dụng vào thực tế đa dạng như hiện nay, tuy nhiên, nó góp phần tạo nên những tác phẩm có giá trị lưu giữ văn hóa, lịch sử của đất nước. Những tác phẩm dân gian xưa được tạo ra với mục đích kinh tế là chính. Cho đến sau này, khi mỹ thuật hiện đại phương Tây du nhập vào Việt Nam, trường Mỹ Thuật ra đời thì vai trò của nền mỹ thuật được đẩy lên một tầm cao mới. Cơ hội phát triển đất nước thông qua các tác phẩm và giao lưu mỹ thuật với các họa sĩ nước ngoài giúp cho Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế thành công.
Nền mỹ thuật ngày nay đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục
Ứng dụng của mỹ thuật ngày nay rất đa dạng và quan trọng trong đời sống và ngành nghề của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Một số ứng dụng của mỹ thuật sau đây:
- Đóng vai trò trong giáo dục: mỹ thuật được xem là một môn học được đào tạo tại các bậc giáo dục ở Việt Nam. Nó được xem như là môn năng khiếu giúp học sinh vào các trường đại học kiến trúc, thiết kế.
- Ứng dụng trong đời sống con người: cuộc sống ngày nay nhiều áp lực xung quanh, mỹ thuật chính là một bộ môn giúp con người thư giãn, giảm áp lực từ công việc và gia đình.
- Ứng dụng trong hội nhập phát triển đất nước: so với những tác phẩm ngày xưa thì những tác phẩm hội họa ngày nay được coi như có tính sáng tạo theo sự phát triển của xu hướng thế giới. Tuy nhiên, không thể nào so sánh được với những tác phẩm nối tiếng của các vĩ nhân trước đây được.
- Đóng vai trò chủ chốt trong một số lĩnh vực, ngành nghề như thiết kế thời trang, kiến trúc, nội thất,...
Tại sao nền mỹ thuật Việt Nam hiện nay được xem là quan trọng?
Sở dĩ, nền mỹ thuật hiện nay được coi trọng và thúc đẩy phát triển là vì tính ứng dụng đa dạng của nó vào thực tiễn.
Đầu tiên phải kể đến nhu cầu thi vào các trường nghệ thuật thiết kế, kiến trúc của học sinh, sinh viên ngày nay. Chính vì thế, nhiều trường mỹ thuật ra đời nhằm giúp bồi dưỡng những nhân tài có đam mê và năng khiếu hội họa.
Tiếp theo, nguồn cầu đối với sinh viên hội họa từ các trường đại học nghệ thuật thiết kế, kiến trúc cho thị trường thời trang, nội thất, nhà cửa,... đang phát triển mạnh mẽ cũng chính là lý do vì sao ngành hội họa được xem trọng hơn.
Tại sao mỹ thuật được chú trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế?
Ngoài ra, mục đích hội nhập nền hội họa thế giới cũng góp phần thúc đẩy nền hội họa trong nước được đẩy mạnh lên một vai trò mới. Cơ hội được giao lưu và học hỏi từ các họa sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới được chú trọng đầu tư.
Song song với đó chính là nâng cao đời sống tinh thần cũng như kinh tế cho con người trong đời sống xã hội ngày nay. Mặc dù, kinh tế không phải là trọng tâm của bộ môn nghệ thuật này nhưng đối với đời sống tinh thần của con người thì đóng vai trò quan trọng.
Học vẽ ở đâu uy tín và chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh?
Giáo dục Trần Quốc Toản là đơn vị uy tín và chất lượng trong việc đào tạo các thế hệ học viên mỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Với 15 năm kinh nghiệm trong rèn luyện năng khiếu và luyện thi các khối V, H cùng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp từ các trường đại học, chúng tôi tự tin giúp cho học viên đạt được nguyện vọng và biến cánh cửa đại học phía trước lại gần với các bạn hơn. Ngoài ra, song song với việc dạy luyện thi năng khiếu hội họa thì trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ như vẽ tranh tường, thiết kế nội thất quán cafe, phòng trẻ em và nhà ở.
Giáo dục Trần Quốc Toản - Luyện thi năng khiếu vẽ uy tín tại Hồ Chí Minh
Đến với Trần Quốc Toản, bạn sẽ nhận được mức học phí ưu đãi cũng như giáo trình cụ thể, chất lượng giảng dạy chất lượng cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi luyện thi uy tín hay cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 42 42 41 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC TRẦN QUỐC TOẢN
Địa chỉ: 96/5A Trần Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận, tp. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
- Ngày 16/9/1820: Ngày mất của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Người đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học nước nhà, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều.
Nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi của nhân loại, năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm Ngày sinh đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng với 8 danh nhân văn hóa khác trên toàn thế giới.
Năm 2013, Đại Hội đồng UNESCO quyết định vinh danh đại thi hào Nguyễn Du cùng 107 danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Ngày 16/9/1950, Mở màn chiến dịch biên giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến trận địa, quan sát trận công kích Đông Khê mở màn Chiến dịch Biên giới. Trước đó, Bác đã đến thăm Trung đoàn 296 Đoàn Sông Lô, giao nhiệm vụ: Phải đánh thắng trận mở màn của Chiến dịch Biên giới. Sau 29 ngày đêm, ngày 14/10/1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Quân và dân ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn, với trên 8.000 quân, thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở thông giao lưu quốc tế. Chiến dịch thắng lợi đã làm thay đổi cục diện chiến tranh: ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự. Các kế hoạch quân sự, chính trị của Pháp cơ bản bị phá sản. Đây là thất bại chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp lúc bấy giờ.
- Ngày 16/9/1972 Giải phóng Thành cổ Quảng trị. 81 ngày đêm (từ ngày 28/6 đến 16/9/1972) chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị của quân và dân ta là 81 ngày đêm lịch sử, hào hùng, ác liệt, đầy hy sinh và mãi mãi bất tử, ghi dấu ấn sâu đậm vào lịch sử dân tộc như một chiến thắng vẻ vang, buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Trong 81 ngày đêm, từ ngày 28/6 đến 16/9/1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay 1 đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót.
50 năm đã trôi qua, khúc tráng ca của 81 ngày đêm lịch sử đã lùi xa, những dấu tích về trận đánh không còn nhiều, nhưng mảnh đất năm xưa, con người năm ấy mãi mãi được khắc ghi như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Ngày 16/9 hằng năm là Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone. Hoạt động này được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ozone tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.
Thứ bảy, 12/10/2024 08:48 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Ngày 12/10/1923, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tham dự Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva với tư cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa. Phát biểu tại phiên họp thứ bảy của đại hội, Người nêu rõ tình cảnh của nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
- Ngày 12/10/1240: Ngày sinh của vua Trần Thánh Tông (1240 - 1290), tên húy Trần Hoảng, là vị vua thứ hai của Nhà Trần. Ông trị vì từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 cho đến khi qua đời. Dưới triều đại của mình, ông không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, mà còn thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, đề cao quyền lợi của nước Đại Việt. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ non sông bờ cõi.
- Ngày 12/10/1923: Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tham dự Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva với tư cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa. Phát biểu tại phiên họp thứ bảy của đại hội, Người nêu rõ tình cảnh của nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Người kết luận: “Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, tham gia Quốc tế của các đồng chí”.
- Ngày 12/10/1492: Trên cuộc hành trình đến vùng Đông Á bằng đường biển, nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus đã khám phá ra châu Mỹ. Ðây là sự kiện lịch sử mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh Âu châu trên lục địa này.
- Ngày 12/10/1900: Hải quân Hoa Kỳ chính thức đưa USS Holland, chiếc tàu ngầm hiện đại đầu tiên của mình, vào hoạt động. USS Holland được thiết kế bởi kỹ sư người Ireland John Philip Holland.
- Ngày 12/10/1964: Tàu vũ trụ Rạng Đông 1 của Liên Xô đưa phi công V.M Komarov, nhà nghiên cứu Feoktistov và bác sĩ Yegorov bay vào vũ trụ. Đây là lần đầu tiên một con tàu vũ trụ chở được nhiều nhà du hành lên nghiên cứu không gian./.