Tiết mục múa rối cạn "Hát then" của phường rối Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa. (Ảnh: Hoàng Giao)
Quy định về đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
Việc đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 5 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tại Điều 17 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch;
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.
- Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Với phạm vi truyền bá ra nước ngoài ngày càng rộng, Tết Nguyên đán đã trở thành một biểu tượng văn hóa Trung Quốc được thế giới chấp nhận, công nhận và đánh giá cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 4/12, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại thủ đô Asunción của Paraguay, “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Như vậy, đến nay Trung Quốc có 44 di sản được đưa vào danh sách và đăng ký Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, đứng đầu thế giới.
Tết Nguyên đán của người Trung Quốc còn được gọi là Xuân tiết, Tết Âm lịch, Niên tiết, Quá niên, là lễ hội truyền thống của nước này có ý nghĩa sâu sắc nhất, nội dung phong phú nhất, số lượng người tham gia đông nhất và sức ảnh hưởng rộng rãi nhất.
Vào mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán, người Trung Quốc trên khắp thế giới đều tổ chức đón Tết với chủ đề từ biệt năm cũ và đón mừng năm mới, cầu may mắn bình an, đoàn tụ hòa thuận…
Trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Nguyên đán không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh Trung Quốc.
Với phạm vi truyền bá ra nước ngoài ngày càng rộng, Tết Nguyên đán đã trở thành một biểu tượng văn hóa Trung Quốc được thế giới chấp nhận, công nhận và đánh giá cao.
Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc được người dân nước này chia sẻ và tổ chức rộng rãi trên khắp cả nước; gửi gắm tình cảm, cảm xúc của họ về đạo đức, gia đình, đất nước; thể hiện quan niệm giá trị về sự chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên và sự chung sống hài hòa giữa con người với con người; đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa hợp gia đình, hòa hợp xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường./.
Dù có thể xuất hiện dưới những hình dạng khác nhau thì tựu chung lại trong văn hóa của người Trung Quốc, thỏ là loài vật đại diện cho năng lượng, hy vọng, sự thịnh vượng, hòa bình và may mắn.
Quy định về điều tra tài nguyên du lịch
Theo Điều 3 và Điều 4 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về điều tra tài nguyên du lịch như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
- Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch như sau:
+ Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
+ Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
+ Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
+ Giá trị của tài nguyên du lịch.
Kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
Theo Điều 7 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch như sau:
- Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.