Trường Đại Học Dạy Tâm Lý

Trường Đại Học Dạy Tâm Lý

Mấy chục năm gần đây trong lĩnh vực giáo dục trong nước và trên thế giới đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu nhằm cải tiến, hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, hoặc đổi mới toàn bộ nội dung và phương pháp giáo dục. Nền giáo dục cổ truyền ra đời trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phân tán, nhỏ bé. Nó coi học sinh là một đối tượng chịu sự tác động giáo dục một cách thụ động, vì vậy phương pháp giáo dục đặc trưng của nó là thuyết li, áp đặt một chiều: thầy (người lớn, bề trên) nói, học trò ghi nhớ. Nền giáo dục cổ truyền coi nội dung giáo dục là cái đã có sẵn, tĩnh tại, không liên hệ gì với nhau. Những tri thức mà nó truyền thụ cho học sinh hãy còn ở mức độ hình thức, kinh nghiệm chủ nghĩa và do đó phương pháp tư duy mà nó rèn luyện cho học sinh là phương pháp tư duy siêu hình, trên cơ sở lôgic hình thức. Những khuyết điểm nói trên của nền giáo dục cổ truyền đã thúc đẩy tác giả cuốn sách này cũng như nhiều nhà nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài tìm tòi một nội dung giáo dục mới, một phương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở triết học Marx - Lenin và lôgíc biện chứng. Tác phẩm này là kết quả nghiên cứu mười lăm năm của tác giả khi làm luận án Phó tiến sĩ rồi luận án Tiến sĩ Tâm lí học ở Liên Xô và ở trường thực nghiệm Giảng Võ Hà Nội hiện nay. Tư tưởng giáo dục (dạy học) cơ bản của tác giả là: Thầy giáo (người lớn nói chung) tổ chức - Học sinh hoạt động để lĩnh hội (chiếm lĩnh) nền văn hoá loài người. Tư tưởng này được tác giả diễn đạt dưới công thức A→ a, trong đó A là hệ thống các khoa học, -+ là quy trình công nghệ mà học sinh thực hiện, còn a là sản phẩm giáo dục mà nhà trường trả lại cho xã hội theo đơn đặt hàng của xã hội, a là năng lực, là đạo đức. là nhân cách của học sinh, do chính học sinh tự tạo ra trong quá trìh thực hiện quy trình công nghệ →. Như vậy, nền giáo dục mới xem trẻ em không phải là một đối tượng chịu sự tác động của giáo dục một cách thụ động, mà là một chủ thể hoạt động để tự sinh ra mình, trẻ em hoạt động để tự tạo ra sản phẩm giáo dục, để trở thành cá thể người, một thành viên của xã hội có thể sống và hoạt động có kết quả trong xã hội hiện đại. Điểm mới và cũng là cống hiến của tác giả đối với khoa học giáo dục là tác giả đã chọn lọc được A (hệ thống khoa học, hay hệ thống các khoa học) và xây dựng được quy trình công nghệ để tổ chức trẻ em thi công. Toàn bộ nội dung cuốn sách này là công thức A →a. Tác giả đã thình bày nó một cách có cơ sở lý luận (triết học Marx - Lenin, lôgíc biện chứng) chặt chẽ và có cơ sở thực nghiệm rõ ràng. Lỗi hành văn của tác giả lưu loát, đôi chỗ bay bướm và châm biếm nhẹ nhàng giúp bạn đọc dễ nắm được nội dung cuốn sách. Chúng tôi hi vọng rằng khi đọc xong cuốn sách bạn đọc sẽ hiểu thêm một quan điểm giáo dục mới, một phương pháp giáo dục mới tuy hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi trong trường phổ thông, nhưng tương lai của nó có nhiều hứa hẹn. Nhà xuất bản cũng như tác giả mong nhận được những ý kiến nhận xét của bạn đọc về các vấn đề lí luận và quan điểm giáo dục để bổ sung, sửa chữa cho lần xuất bản sau.

Dạy Học Ở Đại Học Tiếp Cận Khoa Học Giáo Dục Và Tâm Lý Học

Đổi mới giáo dục thực chất là đổi mới các thành tố của quá trình giáo dục. Trước bối cảnh đầy biến động nhanh chóng của thực tiễn giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, vai trò của người dạy, người học và người quản lý càng được nhấn mạnh trong tiến trình phát triển và thích ứng. Dạy học ở đại học có nét đặc trưng khác biệt so với dạy học ở các cấp học khác, từ mục tiêu đến cách thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Dạy học ở đại học cần thiết phải gắn chặt với thực tiễn lao động nghề nghiệp (cần chú trọng đầu ra). Do đó, dạy học ở đại học phải dạy cho sinh viên cách tư duy, tư duy sư phạm, dạy cho họ các kỹ năng nghề nghiệp, mà cốt lõi là kỹ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. Về lý luận, dạy học được coi là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi cao ở năng lực thực hiện của các chủ thể liên quan. Về thực tiễn, ý thức được tầm quan trọng của chất lượng dạy học ở đại học, nhiều nghiên cứu về cấp học này đã được triển khai và đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm một lần nữa khẳng định bộ ba chủ thể quyết định đến chất lượng dạy học là: nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. Tiếp cận khoa học giáo dục và tâm lý trong biên soạn nội dung dạy học ở đại học cũng hướng đến khẳng định bộ ba quan hệ này. Tuy nhiên, việc biên soạn cuốn sách này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.