Đối với các bạn đã có thời gian tìm hiểu Trung Quốc và du học Trung Quốc thường sẽ xác định rõ mục tiêu và lộ trình ôn thi HSK. Tuy nhiên có một số bạn vừa mới xác định đi du học Trung Quốc nên chưa có định hướng học tiếng Trung và thi HSK. Điều này cũng không khó hiểu vì hiện nay du học Trung Quốc vẫn đang hot và nhiều bạn muốn chuyển hướng để đi du học.
Đối với chương trình tiếng Anh
Song song với việc đào tạo bằng tiếng Trung, một số trường tại Trung Quốc có đào tạo bằng tiếng Anh. Hồ sơ apply sẽ cần chứng chỉ Ielts. Yêu cầu cho hệ đại học là từ 6.5 và thạc sĩ từ 7.0
Tuy nhiên bạn nên lưu ý các chương trình bằng tiếng Anh không có nhiều. Thường các trường đại học lớp, top cao mới có. Bên cạnh đó, chương trình thạc sĩ tiếng Anh sẽ nhiều hơn là đại học.
Trên đây là một số thông tin về du học Trung Quốc không có HSK, hy vọng đã giúp bạn có những định hướng lựa chọn tốt nhất. Để xin học bổng giá trị cao thì các bạn hãy học tiếng Trung và đặt mục tiêu ngay hôm nay để phấn đấu đi du học né!
Để biết thêm về du học Trung Quốc, các bạn liên hệ du học Vimiss theo số hotline 0345.955.066 – 0373.928.536 để được tư vấn nhé!
Ngoài việc băn khoăn du học Trung Quốc có được làm thêm không thì rất nhiều bạn trẻ đi du học Trung Quốc có ở lại được không. Ở lại để làm việc sau khi tốt nghiệp. Thị trường việc làm tại Trung Quốc rất lớn, chế độ và ưu đãi cũng tốt cho những ai có năng lực. Vậy du học trung quốc xong có được ở lại không? Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!
Du học Trung Quốc xong có được ở lại không
Với đặc điểm dân số đông số 1 thế giới, nhu cầu giải quyết việc làm cho người dân trong nước vẫn còn là bài toán khó của chính phủ Trung Quốc nên Trung Quốc không có hình thức xuất khẩu lao động cho công dân các nước muốn đến Trung Quốc làm việc. Tuy nhiên du học sinh sau khi học tập tại Trung Quốc lại hoàn toàn có khả năng ở lại làm việc tại các công ty tại Trung Quốc hoặc thậm chí ngay tại trường, viện mà mình theo học với mức lương từ 20 triệu -80 triệu đồng.
Câu là lời là được nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện. Để được ở lại Trung Quốc sau khi tốt nghiệp, bạn cần xin thị thực làm việc (visa Z1) với yêu cầu bạn cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc. Để xin visa Z, bạn phải nộp giấy phép lao động và các tài liệu chứng nhận khác theo quy định.
Điều 41 Luật Quản lý Xuất nhập cảnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định rằng người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc phải có giấy phép lao động và giấy chứng nhận cư trú loại lao động theo quy định. Không một đơn vị hoặc cá nhân nào được sử dụng người nước ngoài chưa có giấy phép lao động và giấy phép cư trú kiểu lao động.
Bạn chỉ cần đáp ứng đủ yêu cầu trên là có thể xin ở lại Trung Quốc rồi. Thời gian ở bao lâu tùy thuộc vào visa và giấy phép lao động của bạn.
Thông thường các bạn học đại học xong sẽ có ít cơ hội hơn, thường những người học Thạc sĩ mới có kinh nghiệm làm việc. Sự cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Với dân số đông, nhu cầu cao nhưng đồng thời nguồn cung lao động cũng rất cao. Trừ khi bạn thực sự rất giỏi để các công ty giữ lại và giúp bạn chuyển đổi visa.
Điều kiện để xin giấy phép lao động tại Trung Quốc
Người nộp đơn phải từ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự. Có chủ sử dụng lao động hợp pháp tại Trung Quốc và có các kỹ năng chuyên môn cần thiết hoặc bằng cấp phù hợp với công việc của mình.
Ứng viên là một chuyên gia đang cần gấp ở Trung Quốc, và công việc mà đang tham gia đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Nếu luật và quy định có quy định khác cho người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc, thì những quy định đó sẽ được ưu tiên áp dụng.
Một số tài liệu để xin giấy phép lao động tại Trung Quốc
Đơn xin việc cho người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc
Bằng chứng về trình độ làm việc
Bằng cấp cao nhất (học vấn) chứng chỉ hoặc các tài liệu phê duyệt có liên quan, chứng chỉ chuyên môn
Giấy xác nhận không có tiền án tiền sự do quốc gia có quốc tịch hoặc cư trú dài hạn (khu vực) của đương đơn cấp
Giấy chứng nhận y tế của người nộp đơn
Hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận lao động
Hộ chiếu hoặc giấy thông hành quốc tế của đương đơn
Ảnh chụp trong vòng 6 tháng gần nhất
Các giấy tờ liên quan đến thành viên gia đình đi cùng
Lưu ý: Các giấy tờ đều dịch thuật công chứng sang tiếng Trung.
Một số lưu ý khi làm việc tại Trung Quốc
Tìm hiểu về văn hóa làm việc của người Trung Quốc
Ở bất cứ quốc gia nào thì văn hóa làm việc cũng khác nhau. Khi đi làm bạn nên quan sát và học hỏi từ người đi trước. Người Trung Quốc coi trọng thể diện. Vậy nên đừng cố làm ai đó mất mặt trước mọi người. Đồng thời cũng nên hòa đồng với đồng nghiệp. Cho dù bạn giỏi và có thể tự làm được tất cả nhưng khi làm việc tập thể cần phối hợp thì việc có mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn nhiều hơn.
Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được vị trí mong muốn cho thấy áp lực làm việc rất lớn. Việc tăng ca là điều khó tránh khỏi. Bạn có thể bị ra đi bất cứ lúc nào. Được làm việc ở môi trường lớn, chuyên nghiệp cũng rất tốt. Thế nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi chọn ở lại hay về nước.
Những khó khăn khi du học trung quốc
Du học Trung Quốc có những bạn đã biết tiếng Trung và có trình độ cao hoặc trường hợp sang học tiếng 1 năm, tức là các bạn chưa biết gì về tiếng Trung. Nói về trường hợp đầu tiên: Khi bạn chưa biết tiếng Trung mà đi du học học thì bạn phải ít nhất là biết tiếng Anh. Việc học ban đầu sẽ vô cùng khó khăn vì tốc độ dạy rất nhanh, thầy cô không thể theo sát bạn để giải quyết vấn đề cho bạn. Bạn phải học từ thực tiễn. Có thể 1 năm đầu tiên của bạn sẽ rơi vào “khủng hoảng”.
Chính vì vậy bạn cần nỗ lực rất nhiều nếu không muốn về nước. Nếu bạn đã có chứng chỉ HSK thì vẫn chưa phải là dễ dàng đâu. Bạn biết là HSK không thi nói mà.
Chính vì vậy nhiều bạn tập trung vào ôn thi, vào ngữ pháp mà bỏ quên việc luyện thi. Và những thời gian đầu khi sang học bạn vẫn sẽ bị sốc khi bạn nghe mà vẫn chưa kịp phản xạ. Tuy nhiên bạn đừng quá lo, hãy cố gắng giao tiếp để rèn luyện khả năng nói nhé! Nhưng tốt hết là bạn hãy cố gắng khi ở Việt Nam nhé!
Trước khi đi Hà Nội hay Sài Gòn đã thấy nhớ nhà kinh khủng rồi. Chỉ muốn ở nhà. Nhưng bạn biết rằng du học không phải là bạn thích về là về như ở Việt Nam. Có thể 1 2 năm bạn mới có điều kiện để về, chính vì vậy, nhớ nhà làm cảm giác xâm lấn mọi cảm xúc của bạn khi mới sang. Tuy nhiên thì thời kì công nghệ như hiện nay thì việc gặp bố mẹ qua mạng Internet cũng sẽ giúp bạn đỡ nhớ nhà.
Ẩm thực Việt Nam cũng bắt đầu khá nhiều từ Trung Quốc nhưng bạn sẽ cảm thấy không biết ăn gì khi sang đó. Ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng với những yếu tố như mỡ, cay, nóng… Và nếu bạn không phải là tín đồ này thì sẽ khó tiếp thu ngay từ ban đầu. Đây có thể nói là khó khăn du học tại Trung Quốc điển hình dù bạn có là nam đi nữa. Để tránh bị đói thì bạn có thể dự trù sẵn mì tôm , lương khô . Sau đó thì bạn có thể tự nấu ăn tại ký túc nhé!
Nhiều bạn quan ngại khi đi du học Trung Quốc đó là sự bất ổn chính trị của hai nước trong vấn đề biển Đông. Đây cũng là rào cản khá lớn khi bạn muốn đi du học. Nhiều người viện đó làm lý do để bạn không nên đi, sẽ gây khó dễ cho bạn khi đi du học. Tuy nhiên, vấn đề chính trị không ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực khác. Việc tranh chấp là của chính phủ các nước chứ không phải là người dân. Thay vì phản ứng gắt gao ở Việt Nam thì bên Trung Quốc lại khác. Người dân tại Trung Quốc không có phản ứng gì trước những sự kiện như vậy.
Một phần là do thông tin trên các mạng xã hội lớn khó có thể truy cập tại Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng không quan tâm nhiều đến sự kiện này. Một phần nữa thái độ của người dân đó là đây là công việc của chính phủ 2 bên cần giải quyết. Thế nên bạn có thể yên tâm rằng người dân Trung Quốc vô cùng nồng nhiệt tiếp đón chúng ta khi sinh sống và làm việc tại đó.
Bất cứ ai đi sang nước khác đều muốn công dân nước đó lưu giữ hình ảnh tốt đẹp về nước của mình. Trung Quốc là đất nước phát triển, tại các thành phố lớn, con người vô cùng văn minh, đường phố sạch đẹp… và hơn rất nhiều Việt Nam ta. Tuy nhiên cũng có có không nhỏ người Việt Nam chúng ta lại chưa giữ gìn tốt hình ảnh chính mình và đất nước. Đơn giản như việc khi bạn cầm rác trên tay thay vì vứt ngay xuống lề đường thì lại chủ động đi tìm thùng rác. Khi xếp hàng tại các bến xe trong trường, sẽ không có chuyện chen lấn xô đẩy nhau tranh lên xe nữa. Thay vào đó, mọi người rất tự giác xếp hàng, nhường chỗ cho giáo viên, người lớn tuổi”. Sinh viên bản địa đều như vậy thì tại sao sinh viên Việt Nam chúng ta lại không học tập theo? Đây chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng những sinh viên đang học tập tại nước ngoài là hình ảnh đại diện cho cả một đất nước, là bộ mặt của quốc gia và dân tộc nên điều này đáng để chúng ta suy nghĩ và điều chỉnh.
So sánh du học Trung Quốc và học đại học trong nước
Hiện nay, đa số chương trình học ở Việt Nam có nội dung nặng về lý thuyết, xa rời thực tế. Do đó, việc đi du học cũng là một trong những sự lựa chọn tốt để giới trẻ tiếp cận với những cái mới.
Đi du học sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với một nền văn hóa mới.
Một trong những lợi ích mà việc đi du học đem lại chính là bạn sẽ được rèn luyện khả năng tự lập cao trong khoảng thời gian sống xa gia đình.
Du học là cách tốt nhất để bạn rèn luyện khả năng ngoại ngữ của mình. Trong bối cạnh kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, việc biết them nhiều ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được công việc ổn định và mức lương cao.
Du học sinh có nhiều cơ hội được tuyển dụng bởi các tập đoàn hoặc công ty quốc tế nhờ vốn kiến thức sâu rộng của mình. Đây chính là lý do mà ngày càng nhiều bạn trẻ muốn đi du học.
Nếu nhận được học bổng toàn phần du học Trung Quốc, bạn hoàn toàn không mất học phí, không mất phí ký túc xá, còn được trợ cấp tiền sinh hoạt hàng tháng lên đến gần 10 triệu đồng. Cho dù, không tự xin học bổng mà mất phí xin trung tâm, thì so với học phí trung bình tầm 100 triệu khi học đại học 4 năm ở Việt Nam, mà chất lượng đào tạo tốt hơn, thì bạn sẽ chọn bên nào?
Trên đây là những góp ý nho nhỏ về du học trung quốc xong có được ở lại không mà chúng tôi muốn gửi tới bạn, hy vọng rằng có lợi cho bạn trong từng quyết định. Chúng yooi cũng khuyên bạn hãy tập tạo dựng cho mình những thói quen tốt, hãy biết cách chi tiêu và tiết kiệm, điều chỉnh ăn uống hợp lí, và điều quan trọng nhất là hãy kết thật nhiều bạn.