Lê Minh Trung Ngẫm Lại Chuyện Đời

Lê Minh Trung Ngẫm Lại Chuyện Đời

Có người ví tình thương của cha mẹ trong cuộc đời này giống như một bản trường ca, có khúc hào hùng, có khúc bi tráng.

Cảm động trước câu chuyện người mẹ kiệt sức nuôi 10 con để đến năm 80 tuổi lại bị ruồng bỏ

Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá!

Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ. (Ảnh minh họa)

Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. Người ta, ai nhìn vào hoàn cảnh của bà cũng thấy ái ngại. Trong nhà tài sản chẳng có gì, cái nghèo, cái đói đang thường trực vây quanh. Mọi người lo lắng rồi không biết mẹ con bà sẽ sống ra sao trong cái thời buổi khốn khó này. Có người khuyên bà nên đi bước nữa, biết đâu có thêm đàn ông trong nhà, bà sẽ bớt đi một phần gánh nặng. Cũng có người mach nước hay là bà cho bớt vài đứa con đi ở. Chúng sẽ vừa kiếm được tiền nuôi thân mà bà cũng bớt khổ. Nhưng cả hai phương án trên đều bị bà quả quyết bỏ qua.

Bà nhất định không tái giá nữa. Bà muốn giữ trọn đạo phu thê với người chồng quá cố. Còn về chuyện cho con đi ư? Chỉ trừ khi bà chết đi. Còn nếu bà vẫn sống, bà sẽ giữ chặt con bên mình, kể cả chỉ ăn rau, húp cháo loãng cũng không bao giờ bà để con phải đi làm kẻ hầu người hạ cho gia đình khác. Mười đứa con chính là tài sản quý giá nhất mà bà có, là những kỉ niệm đẹp nhất của bà và chồng bà. Bà chẳng có lộc về tiền tài thì bà có lộc về đường con cái. Bà luôn tin, rồi con cái bà sau này sẽ làm bà mát mặt.

Bà làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để chạy ăn từng bữa cho các con. Các con bà lại cứ cách nhau 1 năm 1 nên lớn không lớn hẳn, nhỏ không nhỏ hẳn. Đứa lớn chỉ có thể giúp bà bằng cách trông các em bên dưới để bà yên tâm đi làm mà thôi. Đồng lương làm được ngày nào, bà đổ dồn hết vào tiền mua gạo, mua thức ăn. Nói thức ăn nghe cho có chứ chỉ có vài con cá khô, ít tép nhỏ, lạc rang. Có hôm, bới cơm cho các con ăn xong, quay ra nhìn nồi cơm đến chút cháy cũng chẳng còn mà bà không bao giờ kêu khổ. Bà chỉ cần các con bà được ăn no là đủ rồi.

Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. (Ảnh minh họa)

Ban đêm, bà lại chẳng nghỉ, đặt lưng một chút cho đỡ mỏi rồi bà lại hì hục dậy đi xay đậu thuê cho nhà hàng xóm để họ làm đậu bán sớm. Bà chẳng nề hà bất cứ một việc gì, ngay cả là bốc vác, những công việc nặng nhọc của đàn ông. Miễn sao, bà lo đủ được cho các con mình. Thậm chí có lúc đói đến hoa mày chóng mặt, bà cũng dám mua lấy một củ khoai, chỉ uống nước lã cầm hơi còn mang tiền về mua thức ăn nuôi con. Nhìn bà vất vả, khổ cực như thế, ai cũng mong rồi sau này khi lớn, con cái bà sẽ hết lòng báo hiếu, rồi bà chẳng có sức mà hưởng. Thế mà...

Các con bà rồi cũng khôn lớn, trưởng thành. Đứa nào cũng đã có công việc ổn định. Vài người con cũng đã lập gia đình. Bà cũng đã già yếu lắm ở cái tuổi 80, bởi bao tháng năm lăn lộn, sự vất vả đã vắt kiệt sức lực của bà. Cứ tưởng đây là lúc bà sống để được hưởng phúc thì nào ngờ.

- Anh là lớn, anh phải nuôi mẹ là đúng rồi. Sao lại đùn đẩy trách nhiệm cho chúng em.

- Tôi là lớn nhưng đã có gia đình. Tôi còn phải lo cho vợ, cho con tôi. Các cô các chú chưa lập gia đình thì chăm sóc bà đi. Nếu không thì góp tiền vào đây để thuê người chăm sóc bà.

- Anh chị tưởng tiền là vỏ hến hay sao mà cứ thích bỏ ra là bỏ ra được. Cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đấy chứ.

Bà nằm trong buồng, nghe con cái cãi nhau về chuyện nuôi mình mà nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thật sự trong giấc mơ, bà cũng vẫn luôn mơ thấy gia đình con cái vui vầy, hòa thuận, đầm ấm. Thế mà giờ đây... Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá! Bà đã dành trọn hết cuộc đời mình, hy sinh nhưng niềm vui riêng của bản thân, nhịn ăn, nhịn mặc để dành cho con tất cả những gì mình có. Thế mà bây giờ, con cái bà lại trả ơn bà bằng những câu cãi vã nhau hàng ngày. Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ.

Không muốn con cái cãi vã nhau, xô xát, đánh chửi nhau, bà lẳng lặng dọn về mái nhà tranh cũ khi xưa sống một mình. Con cái bà biết chuyện cũng chẳng hề ngăn cản. Thậm chí chúng còn:

- Đúng rồi, mẹ về đấy ở cho thoải mái. Rồi hàng ngày chúng con sẽ thay phiên nhau cơm nước đầy đủ cho mẹ.

Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng quay đi. Ngồi ở thềm cửa, nhớ về những năm tháng khi xưa, khi những đứa con của bà còn nhỏ, vẫn hay cùng bà ngồi ở thềm cửa này, tíu tít kể chuyện cho bà nghe. Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Người ta vẫn thường chẳng nói: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con đấy ư? Các con bà không biết khi nghe được nỗi lòng này của bà, còn thấy xót xa, có thấy tủi hổ, tội lỗi hay không đây?

Yêu nhau 7 năm chỉ được làm vợ 1 ngày và câu chuyện đọc rơi nước mắt Không ai ngờ được cuộc đời lại trớ trêu đến như vậy, tôi và anh đã đấu tranh suốt 7 năm ròng rã, vậy mà tôi lại cay đắng chịu mất anh chỉ sau ngày cưới có 1 ngày. Tôi đau đớn ôm anh khóc nức nở. (Ảnh minh họa) Tôi có 1 mối tình kéo dài 7 năm, suốt quãng thời gian...

Thượng thư Lê Trạc Tú - danh thơm để lại cho đời

Sinh ra trong gia đình danh giá ở làng Hộ Thịnh (Phú Thịnh) nay là thôn Khang Thịnh, xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn, Thượng thư Lê Trạc Tú được biết đến là nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp quan trọng đối với triều đình Lê - Trịnh. Không chỉ vậy, ông còn được người đời nhắc nhớ bởi sự thanh liêm, chính trực.

Thượng thư Lê Trạc Tú một đời làm quan thanh liêm, tài sản lớn nhất ông để lại cho cháu con là danh thơm.

Theo sử liệu, Lê Trạc Tú sinh năm Quý Tỵ (1533) trong một gia đình khoa bảng ở tổng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên (nay là xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn). Ông nội và chú của Lê Trạc Tú đều đỗ tiến sĩ, đề danh bảng vàng. Đáng nói, cả ông nội và chú của ông đều làm đến chức Thượng thư. Và theo gia phả dòng họ Lê ở Xuân Thịnh, Lê Trạc Tú còn gọi lão tướng - Thái tể Vinh Quốc công Hoàng Đình Ái là cậu ruột.

Sinh ra trong gia đình danh giá, Lê Trạc Tú được thừa hưởng truyền thống học hành và cả sự dạy dỗ nghiêm khắc. Năm 16 tuổi, Lê Trạc Tú thi đỗ tam trường. Bấy giờ, cũng là lúc xung đột giữa hai thế lực Lê - Trịnh (Nam triều) với nhà Mạc (Bắc triều) diễn ra gay gắt, quyết liệt. Và xứ Thanh trở thành “chiến trường” nóng bỏng.

Là bởi, “đến năm Bính Ngọ (1546), sau 13 năm kể từ khi Lê Trang tông lên ngôi vua, Trịnh Kiểm đã lập hành cung vua Lê ở Vạn Lại (nay thuộc xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân), lấy danh nghĩa phù Lê diệt Mạc. Như vậy, đến thời điểm này, nhà Lê Trung hưng đã bố cáo với bách tính thiên hạ xác định khu vực kinh thành kháng chiến chống quân Mạc ở Vạn Lại. Đây là một điều đáng mừng cho việc Trung hưng của nhà Lê. Bởi lẽ, muốn lấy lại được đất nước bị nhà Mạc cướp thì nhà Lê không thể lưu vong mãi ở đất Ai Lao mà sớm muộn phải về nước thiết lập kinh thành để khẳng định chủ quyền của nhà Lê và kháng chiến lâu dài với nhà Mạc. Lúc bấy giờ, nhiều hào kiệt, danh sĩ trong nước nghe tiếng... đã tìm về Thanh Hóa để hội quân... Cơ nghiệp nhà Lê Trung hưng bắt đầu từ đây” (sách Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường).

Nhà Lê với sự phò giúp của họ Nguyễn, về sau là họ Trịnh đã từng bước khôi phục lại sự nghiệp. Và đất xứ Thanh trong suốt một giai đoạn dài đã trở thành nơi đào tạo, rèn đúc nhân tài. Tại Thanh Hóa, nhà Lê đã tổ chức một số khoa thi để chọn nhân tài phụ giúp cho sự nghiệp trung hưng. Trong khoa thi năm Đinh Sửu (1577), Lê Trạc Tú tham gia và đỗ Đệ nhất giáp chế khoa xuất thân, tên ông đứng đầu trong những người thi đỗ. Năm đó, Lê Trạc Tú 44 tuổi.

Thi đỗ, làm quan, Lê Trạc Tú giữ chức Đô ngự sử và được phong tước Văn Trinh sử. Là người có văn tài, hiểu biết sâu rộng, ông được giao giữ thêm chức Hàn lâm viện Hiệu lý.

Năm 1581, khi Tiết chế Trịnh Tùng đem quân đánh giặc ở phía Tây Nam, Lê Trạc Tú cùng với Hình bộ Hữu Thị lang Bùi Khắc Nhất được giao tổ chức lực lượng phòng ngự và luận bàn việc quân cơ trong triều. Sau khi Nam triều đánh nhà Mạc khỏi kinh thành Thăng Long, Lê Trạc Tú cùng một số đại thần được cử đi hộ giá nhà vua từ hành cung Yên Trường trở về Thăng Long. Do có nhiều công lao đóng góp vào thắng lợi trong công cuộc khôi phục cơ nghiệp nhà Lê, năm Kỷ Hợi niên hiệu Quang Hưng thứ 22 (1599), Lê Trạc Tú được gia phong tước Văn Trinh bá.

“Dưới triều vua Lê Kính tông, năm 1600, một số quan lại trong triều (đứng đầu là 3 quận công Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê) nổi dậy chống lại triều đình, tập hợp lực lượng ở cửa Đại An. Giữa lúc tình hình “trong nước loạn lạc, lòng người dao động”, Bình An Vương Trịnh Tùng phải đưa nhà vua trở về Tây Đô (Thanh Hóa) để đề phòng bất trắc. Lê Trạc Tú cùng với 16 bề tôi trung nghĩa cùng hộ giá nhà vua về Tây Đô và ông là một văn thần đã đóng góp nhiều mưu kế giúp triều đình vượt qua thời điểm gian nguy” (sách Danh nhân họ Lê Thanh Hóa).

Qua những ngày khó khăn, trở về Thăng Long, Đô ngự sử Văn Trinh bá Lê Trạc Tú được phong Hiệp mưu tá lý công thần, thăng lên chức Thượng thư Bộ Lại, tước Văn Dương hầu.

Là người giữ trọng trách lớn trong triều đình Lê - Trịnh bấy giờ, Lê Trạc Tú được biết đến là người có nhiều tâm huyết trong việc chú ý, phát hiện người có tài năng để từ đó tiến cử vua Lê - chúa Trịnh cất nhắc. Không chỉ vậy, là người đứng đầu Bộ Lại, Thượng thư Lê Trạc còn đóng góp ý kiến thiết thực, góp phần chấn chỉnh phép tắc, quy định của triều đình để văn võ bá quan cùng tuân theo.

Vừa qua, lăng mộ Thượng thư Lê Trạc Tú ở xã Xuân Thịnh đã được con cháu tôn tạo khang trang.

Khi còn làm quan trong triều, Thượng thư Lê Trạc Tú cũng nổi tiếng là người khẳng khái, liêm khiết, không để danh lợi, tiền bạc làm mờ mắt. Khi người đứng đầu triều đình có những quyết sách không có lợi cho dân, cho nước, ông không sợ hãi mà thẳng thắn can ngăn. Và dù giữ quyền cao chức trọng nhiều năm, nhưng bản thân ông không để sự giàu sang cám dỗ làm mất thanh danh, ảnh hưởng đến khí chất của bậc đại quan.

Cũng bởi không tham lam tiền bạc, của cải nên khi tuổi cao, từ giã chốn quan trường thì tài sản lớn nhất ông mang theo bên mình là danh thơm, sự quý trọng của vua Lê - chúa Trịnh, văn võ bá quan và người đời. Theo sử gia Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Trạc Tú được người đời ngợi ca thanh liêm, đĩnh đạc.

Khi qua đời, Lê Trạc Tú được triều đình gia tặng Thiếu bảo, ban tước Liêm Quận công và gia phong phúc thần, cho dân làng lập đền thờ phụng.

Về Xuân Thịnh (Triệu Sơn), tìm đến thăm nơi thờ tự vị quan Thượng thư, trong ngôi nhà đơn sơ, thắp nén tâm hương lên ban thờ tiền nhân, ông Lê Trạc Mơ - hậu duệ của quan Thượng thư, bày tỏ: “Nghe các cụ cao niên trong dòng họ kể lại, sau khi mất, cụ (tức Thượng thư Lê Trạc Tú) được triều đình ban sắc cho con cháu trong dòng họ và dân làng lập đền thờ phụng. Đồng thời, còn ban cho ruộng đất để làm hương hỏa. Tuy nhiên, trải qua thời gian, vì nhiều nguyên do đáng tiếc, đến nay đền thờ không còn. May mắn, gia đình còn giữ lại được một số sắc phong qua các triều vua và đồ thờ (bát hương, câu đối, ban thờ). Mới đây, lăng mộ cụ được con cháu trong dòng họ tôn tạo. Cụ tài hoa xuất chúng, một đời làm quan thanh liêm, đĩnh đạc nên khi mất, tài sản để lại là danh thơm, trở thành tấm gương sáng về học thức, đạo đức, nhân cách để cháu con tự hào”.

(Bài viết có tham khảo, sử dụng một số nội dung trong sách Danh nhân họ Lê Thanh Hóa; Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường và tài liệu lưu giữ tại dòng họ)