Từ Thiện Và Lừa Đảo

Từ Thiện Và Lừa Đảo

Quỹ từ thiện Tình thương có website chính thức là tuthientinthuong.org. Tuy nhiên, trên Internet hiện xuất hiện website có địa chỉ donglong.vn với nội dung, logo, hình ảnh được sao chép từ website chính thức của quỹ, trong đó đăng tải nhiều câu chuyện thương tâm và lời kêu gọi hỗ trợ. Tuy nhiên, cạnh lời kêu gọi hỗ trợ lại là một tài khoản khác với tài khoản nhận hỗ trợ của Quỹ từ thiện Tình thương. Ngoài ra, trang donglong.vn giả mạo này còn kêu gọi nhắn tin ủng hộ theo cú pháp PN CN 196 gửi 8785 (15.000 đồng/tin).

Bà Đào Thị Thanh (áo đen) chụp ảnh cùng chị Hợp (áo hồng) và 5 người khác tại sân bay Nội Bài trong ngày xuất cảnh - Ảnh: NVCC

Cũng theo thông tin trên bài đăng mạng xã hội này, chị được chỉ dẫn đến văn phòng công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nhân lực Trí Đức có trụ sở tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và được ông Nguyễn Trung Hiếu hướng dẫn các thủ tục xuất ngoại.

Ngày 2/7, chị Hợp đã đóng số tiền 57 triệu đồng cho ông Hiếu nhưng không nhận được hóa đơn có dấu đỏ hay tên công ty. Chị Hợp nói: “Vì mọi thủ tục đều làm ở  trụ sở công ty nên tôi tin tưởng lắm chứ đâu có ngờ…”. Về phía bà Thanh, người này thường xuyên đăng tải các hình ảnh tiễn người lao động ra sân bay và làm từ thiện trên Facebook riêng, khiến chị Hợp càng thêm yên tâm.

Chỉ đến khi về Việt Nam, chị mới vỡ lẽ tất cả các giấy tờ giao nhận tiền từng được nhận đều không có giá trị pháp lý. Việc chị không có hợp đồng lao động cũng đặt chị vào thế bất lợi, không thể đòi quyền lợi từ công ty.

phiếu thu tiền chị Lý Thị Hợp nhận được không có dấu đỏ hay tên công ty cụ thể - Ảnh: NVCC

Phí chính thức hơn 20 triệu, bị môi giới thu gần 60 triệu?!

Ngày 8/8, PV ĐS&PL đã liên lạc với bà Đào Thị Thanh và ông Nguyễn Trung Hiếu để xác nhận thông tin. Trong khi bà Thanh khẳng định mình chỉ là phía “giúp đỡ” ông Hiếu đưa người sang Malaysia, ông Hiếu lại một mực khẳng định chỉ là người thu hồ sơ và tiền cho bà Thanh.

Cũng trong buổi trao đổi, bà Thanh cho biết bản thân đang là đại diện của công ty Trí Đức. Tuy nhiên, ngày 10/8, ông Lê Văn Sơn – trưởng phòng phụ trách nhân sự của công ty Trí Đức cho biết bà Thanh không phải là nhân viên công ty.

Cụ thể, theo ông Sơn, trước đây bà Thanh chỉ là người “dẫn mối” và đã không còn liên quan tới công ty Trí Đức từ rất lâu. Thế nhưng trên card visit của bà Thanh vẫn ghi dòng chữ: Trưởng phòng đối ngoại đại diện cùng tên công ty Trí Đức.

Vậy, liệu có hay không dấu hiệu mạo danh người công ty để tạo tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản?

Về phía ông Nguyễn Trung Hiếu, công ty cho biết ông Hiếu là người phụ trách thu hồ sơ và đưa người lao động đi khám sức khỏe, không liên quan đến thủ tục môi giới trực tiếp với nước bạn.

Đặc biệt, ông Nguyễn Ngọc Thắng – quản lý văn phòng công ty Trí Đức nhấn mạnh không có bất cứ một loại “visa tự do” nào cho phép người lao động tự chọn nghề nghiệp ở Malaysia.

Khi phóng viên đề cập đến số tiền 57 triệu đồng chị Lý Thị Hợp phải đóng, 2 quản lý công ty đều tỏ ra khá ngạc nhiên và cho biết chi phí xuất khẩu lao động sang Malaysia chính ngạch tại đây chỉ ở mức 1.200-1.300 USD (khoảng 20 triệu đồng).

Phía công ty cũng khẳng định không lưu hồ sơ nào mang tên Lý Thị Hợp và sẽ kiểm tra, rà soát lại hệ thống nhân sự để tìm ra cá nhân sai phạm (nếu có).

Cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng

Theo thông tin công ty Trí Đức cung cấp, để đưa được một lao động Việt Nam sang Malaysia đòi hỏi quá trình thủ tục rất phức tạp và khắt khe. Từ giấy phép của cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho phép công ty nhận đơn hàng cho tới quá trình tuyển chọn lao động, ký kết hợp đồng song ngữ đều có quy định chặt chẽ.

Đặc biệt, luôn cần có một công ty môi giới ở nước bạn đứng ra nhận lao động và bảo lãnh với Cục Lao động nhập cư của Malaysia thì mới có thể đăng ký cho người lao động.

Việc một số đơn vị, cá nhân cố tình làm sai các quy định pháp luật để "xuất khẩu lao động" chui, không chỉ gây thiệt hại cho người lao động mà ảnh hưởng rất lớn đến chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam, ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người lao động có nhu cầu đi lao động nước ngoài và các công ty làm hoạt động nghiêm túc.

Với những thông tin đã thu thập được liên quan tới trường hợp của Lý Thị Hợp, Báo Đời sống & Pháp luật nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường. Rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Mới đây, tổ chức cộng đồng Saigon Children's Charity phát đi cảnh báo một mô hình mạo danh lừa tiền từ thiện tinh vi. Không những làm giả chữ ký và con dấu của tổ chức, các đối tượng còn cài cắm người tự xưng nhân viên ngân hàng phát hành chứng chỉ quỹ. Với việc tạo áp lực bằng các văn bản làm giả, nhóm đối tượng đã lừa được trường hợp chuyển số tiền gần 1 tỉ đồng.

Trưa 16.3.2023, trao đổi với PV Thanh Niên, một phụ nữ 43 tuổi, là nhân viên văn phòng ở TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - nạn nhân của vụ việc trên cho biết đang suy sụp vì bị một nhóm người mạo danh tổ chức từ thiện lừa mất gần 1 tỉ đồng chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ.

"Mình trước giờ hay quyên góp cho các hội nhóm về sách cho cộng đồng. Thấy 1 nhóm tên Hội sách Nhân ái nên mình theo dõi. Admin sau đó bảo nhóm hoạt động dưới sự bảo trợ của Saigon Children's Charity, mình lên mạng tìm hiểu thấy đây là tổ chức hoạt động tại Việt Nam đã 30 năm nên có lòng tin", nạn nhân kể lại.

Chị A (43 tuổi, nữ nhân viên văn phòng ở Nha Trang, Khánh Hòa) kể lại với PV Thanh Niên bị lừa mất gần 1 tỉ đồng

Thủ đoạn tiếp theo, admin sẽ chuyển nhóm hội thoại từ Messenger, Facebook sang một nhóm Telegram do một "cố vấn" điều phối. Nhóm này có sự tham gia của 1 người đóng vai nhân viên ngân hàng Techcombank và 2-3 nhà hảo tâm "bất thường".

"Ban đầu mình đóng góp 500.000 đồng, rồi người đó nói chuyển sai thông tin nên yêu cầu chuyển lại để sửa lệnh. Số tiền cứ tăng dần lên 60 triệu rồi lên hàng trăm triệu. Tổng số tiền mình đã chuyển đến tối là gần 1 tỉ đồng. Mỗi lần chuyển tiền sửa lỗi sai thì sẽ nhận một văn bản cam kết sẽ hoàn tiền đầy đủ, có cả lãi. Văn bản có chữ ký, con dấu đàng hoàng. Hai người khác trong nhóm cũng làm giống mình và nhắn trong nhóm đã thành công nhận lại tiền…", nạn nhân kể lại với PV Thanh Niên.

Vụ việc diễn ra từ 8 giờ đến 20 giờ thứ bảy 11.3 với hứa hẹn sáng chủ nhật vào giờ làm việc, ngân hàng sẽ hoàn đủ tiền. Tuy nhiên, đến ngày 12.3, tất cả tin nhắn trong nhóm Telegram đã xóa không dấu vết. Các số điện thoại cũng không liên lạc được.

Các nhóm lừa đảo lập tài khoản telegram để trao đổi với nạn nhân nhằm dễ dàng xóa các tin nhắn, sau đó cắt liên lạc

Xem nhanh 20h ngày 20.3: Bẫy lừa mới núp bóng từ thiện | Sự thật bất ngờ sau ‘lá thư tuyệt mệnh’

Liên hệ trực Saigon Children's Charity tại đường Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM; đại diện tổ chức này khẳng định không có chương trình đầu tư sinh lời nào dành cho nhà hảo tâm. Ngoài ra, số tài khoản để hỗ trợ các bé trong chương trình là số tài khoản mang tên quỹ, không có một cá nhân nào tại Việt Nam được ủy quyền để nhận tiền dưới danh nghĩa của Saigon Children's Charity.

Ông DAMIEN ROBERTS - Giám đốc điều hành của Saigon Children's Charity chia sẻ: "Tuần qua chúng tôi nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn phản ánh về các tổ chức, nhóm trên mạng xã hội lấy tên Saigon Children's Charity mà chúng tôi khẳng định chúng tôi không có liên kết nào trước đây. Thời gian trước, có một số fanpage lấy tên tổ chức chúng tôi để tự kêu gọi đóng từ thiện.

Ông Damien Roberts - Giám đốc điều hành của Saigon Children's Charity

Lúc đó chúng tôi đã báo cáo lên Facebook để gỡ xuống. Các trang này dùng hình ảnh đối tượng trong chiến dịch và dự án chúng tôi từng đồng hành trước đây để họ tăng uy tín cho các trang giả mạo.

Tuy nhiên, gần đây hơn, có những phản ánh rằng có người nghe theo những nhóm hội đó chuyển các khoản tiền không nhỏ. Họ gửi cho nạn nhân thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân, không phải tài khoản chính thức của chúng tôi để kêu chuyển tiền vào. Ngay lập tức chúng tôi có đơn lên cơ quan công an và cơ quan liên quan để cố gắng ngăn chặn hành vi lừa đảo này".

Đơn vị đã báo cáo các trang facebook giả mạo, thu thập bằng chứng, gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an

Thời điểm hiện tại, nữ nhân viên văn phòng ở Nha Trang vô cùng hoang mang: "Giờ mình cũng hoảng lắm chưa biết làm gì. Mấy khoản tiền trăm triệu để ráng chuyển lấy lại tiền cũng là đi mượn bạn bè. Giờ chồng kêu mình ở nhà để chồng lo liệu vì mình còn tâm lý lắm, không biết xử lý sao…". Được biết, đã có 2 nữ nạn nhân khác tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng bị lừa chuyển tiền với số tiền lần lượt là 600 và 100 triệu đồng.